Tính năng Motionflow trên TV Sony và cách điều chỉnh nó cho phù hợp với bạn

Tính năng Motionflow trên TV Sony và cách điều chỉnh nó cho phù hợp với bạn

Các dòng TV Sony Bravia 2015 đều chuyển sang công bố tần số quét Motionflow thay cho tần số quét thật. Chúng ta đều biết tần số quét là yếu tố quyết định đến khả năng hiển thị chuyển động của TV, vấn đề là Motionflow thực chất là gì và làm sao để đièu chỉnh nó cho phù hợp với bạn?

1.

Tính năng Motionflow trên TV Sony và cách điều chỉnh nó cho phù hợp với bạn

Các dòng TV Sony Bravia 2015 đều chuyển sang công bố tần số quét Motionflow thay cho tần số quét thật. Chúng ta đều biết tần số quét là yếu tố quyết định đến khả năng hiển thị chuyển động của TV, vấn đề là Motionflow thực chất là gì và làm sao để đièu chỉnh nó cho phù hợp với bạn? Bài viết này mình sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời. Motionflow là gì?

Motionflow về cơ bản là tần số quét ảo mà Sony sử dụng để giấu đi tần số quét thực của TV Bravia 2015. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài: Những điều bạn cần biết về tần số quét thật và tần số quét ảo của TV

Về cơ bản nó chỉ khả năng hiển thị cảnh chuyển động của TV Sony, càng cao thì dĩ nhiên là càng tốt. Tuy nhiên nếu như bạn đã đọc bài viết ở trên, bạn phải biết cách điều chỉnh nó sao cho phù hợp còn không thì ở chế độ mặc định thì con số này cũng trở nên vô nghĩa. Và đó là trọng tâm mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.

Cách điều chỉnh

Ở đây mình sử dụng Sony W800C tuy nhiên nó vẫn có thể áp dụng đối vối tất cả các mẫu TV Bravia 2015. Để truy cập menu của Motionflow, bạn nhấn phím Action Menu trên remote rồi chọn Picture -> Advance Setting -> Motion. Hãng có thiết lập sẵn một số chế độ mặc định, bạn có thể thử xem cái nào phù hợp nhất với mình. Nếu vẫn chưa cảm thấy hài lòng, bạn nên chuyển qua custom để chỉnh tay. Cũng cần lưu ý là việc cảm nhận sự "mượt" của chuyển động là tuỳ vào sự nhạy cảm của mỗi người nên không có bất kỳ một thông số "chuẩn" nào cả. Bài viết này mình sẽ giúp bạn dò từ từ ra những thông số phù hợp nhất với mình.

Ở trong menu Motion, chúng ta sẽ có tuỳ chọn để tinh chỉnh khi Motionflow đặt ở chế độ custom: Smoothness, Clearness và Film mode (cái này thì dù Motionflow ở chế độ nào bạn cũng có thể chỉnh được). Để bắt đầu, chúng ta kéo Smoothness và Clearness về Min, Film mode ở off và chiếu một đoạn phim mà bạn thích (nên ưu tiên những đoạn sáng và có nhiều chuyển động để dễ chỉnh)

Film mode.

Thông số đầu tiên mà bạn sẽ muốn thay đổi đó là Film mode, nó quản lý việc đồng bộ giữa tốc độ khung hình của nội dung và tần số quét của TV (chẳng hạn như 24 khung hình/giây của Blu-ray sang 50 khung hình/giây của TV 50 Hz). Chúng ta có 4 chế độ là Off/Low/Medium/High. Càng lên cao, số lượng khung hình do TV nội suy sẽ được chèn vào càng nhiều giúp hình ảnh sẽ càng mượt hơn với off đồng nghĩa với việc TV sẽ không chèn mà chỉ lặp hình. Tuy nhiên song song đó thì càng cao độ tự nhiên của chuyển động cũng sẽ kém đi (tuỳ theo bộ xử lý hình ảnh của bạn, TV càng cao cấp thì xử lý sẽ càng tốt).

Lời khuyên của mình là nếu dùng TV để hiển thị những nội dung tương tác như chơi game hay làm màn hình PC, bạn nên tắt hoặc chỉ để ở chế độ Low. Phim thì phức tạp hơn một chút, nếu xem phim chất lượng thấp (Youtube, mHD, truyền hình kỹ thuật số) thì nên để ở Low hoặc Medium. Nếu xem những phim chất lượng cao cỡ blu-ray hay 1080p mkv (10 mbit trở lên) thì có thể lên High nhưng lưu ý là bạn sẽ chấp nhận hi sinh hiệu ứng "mờ nghệ thuật" của 24 fps để đổi lấy cảm giác mượt trong cảnh hành động. Bạn lưu ý là chúng ta chỉ chú ý đến độ mượt, đừng quan tâm đến độ rõ nét (gần như chắc chắn sẽ khá mờ nếu như bạn đặt từ Medium trở xuống, đặc biệt là nếu bạn chiếu phim điện ảnh 24 fps). Khi nó mượt như ý của bạn hoặc đâu đó ở giữa (giả sử Low hơi giật còn Medium hơi ảo thì bạn nên chọn Low), chúng ta tiếp tục qua thông số tiếp theo là Smoothness.

Smoothness

Trong trường hợp đã hài lòng với độ mượt của Film Mode, bạn có thể để Smothness ở Min. Còn nếu vẫn cảm thấy chưa hài lòng, bạn đẩy dần cho đến độ mượt của cảnh chuyển động mà mình mong muốn trên khung hiệu ứng từ Min - Max (1-5). Mình thật ra cũng không rõ lắm về cơ chế hoạt động của chế độ này, tuy nhiên có vẻ như nó tăng giảm khoảng thời gian chiếu giữa các khung hình để đem lại hiệu ứng mượt của chuyển động. Cụ thể là nếu đẩy lên quá cao thì hiện tượng artifact (những chi tiết rác) xung quanh các chi tiết chuyển động nhanh sẽ càng dễ nhận ra.

Cũng như Smoothness, bạn chỉ cần quan tâm đến độ mượt của chuyển động. Khi nó đạt đến mức độ như mong muốn, chúng ta sẽ chỉnh tiếp đến thông số cuối cùng là Clearness.

Clearness

Đến lúc này thì bạn sẽ thấy cảc cảnh chuyển động của bạn sẽ rất mượt nhưng độ rõ nét thì (có thể) rất kém. Clearness sẽ giúp chúng ta lấy lại sự rõ nét cho nó, tuy nhiên điều trước tiên bạn cần làm là đảm bảo độ sáng đèn nền ở mức tối đa. Đừng lo nếu bạn cảm thấy nó trở nên quá sáng vì chắc chắn bạn sẽ cần tất cả độ sáng mà TV sở hữu để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Dò từ thang hiệu ứng từ Min - Max (1-5) xem chế độ nào giúp bạn cảm thấy cảnh chuyển động trở nên rõ nét nhất.

Càng lên cao, bạn sẽ thấy màn hình càng tối do Sony sử dụng phương pháp quét đèn nền và BFI (bạn có thể tìm hiểu thêm về cơ chế hoạt động của tần số quét ảo tại: Những điều bạn cần biết về tần số quét thật và tần số quét ảo của TV.)

Mục tiêu ở đây là tìm sự cân bằng độ nét mà bạn cần và độ sáng của TV. Khi tìm được độ nét mà bạn mong muốn, bạn có thể hạ độ sáng đèn nền về mức dễ chịu nhất cho mắt mình.

Lưu ý nhỏ là ngay cả khi bạn cảm thấy rõ nét nhất ở chế độ Max, mình khuyến cáo là không nên sử dụng nó vì việc nháy hình liên tục sẽ rất hại mắt khi xem thời gian dài. Trong trường hợp mà bạn cảm thấy nét nhưng độ sáng của TV lại trở nên quá thấp thì nên hạ Clearness xuống 1 bậc và đẩy Smoothness lên (chấp nhận hiện tượng artifact để đổi lấy độ nét).