Lam sao để khắc phục ánh nắng chói lóa khi chụp ảnh

Lam sao để khắc phục ánh nắng chói lóa khi chụp ảnh

Biên tập bởi: Nguyễn Mạnh Hải - Cập nhật ngày 23/10/2021 16:39

Chụp ảnh dưới ánh nắng mặt trời chiếu thẳng có thể khiến cho ảnh có độ tương phản cao, cháy sáng, lóa sáng (lens flare) và thậm chí màu sắc bị bão hòa quá mức. Nếu bạn đang chụp chân dung, họ có thể sẽ bị nháy mắt.

1.

Lam sao để khắc phục ánh nắng chói lóa khi chụp ảnh

Vậy các nhiếp ảnh gia sẽ phải làm như thế nào?

nhiep anh, tip, thu thuat, mat troi, chup anh, chay sang, lens flare, ngoai troi, nhiếp ảnh, thủ thuật, mặt trời, chụp ảnh, cháy sáng, ngoài trời

Dưới đây là 11 lời khuyên đơn giản và nhanh chóng để đối phó với vấn đề ánh sáng mặt trời quá sáng mang lại khi chụp ảnh ngoài trời.

1. Di chuyển vào bóng râm

Với một vài chủ thể bạn có thể di chuyển chúng (hoặc chính bạn) vào bóng râm. Điều này đặc biệt thích hợp trong chụp ảnh chân dung bởi chủ thể của bạn có thể di chuyển. Đôi khi giải pháp đơn giản nhất lại tốt nhất.

2. Tự tạo bóng râm

nhiep anh, tip, thu thuat, mat troi, chup anh, chay sang, lens flare, ngoai troi, nhiếp ảnh, thủ thuật, mặt trời, chụp ảnh, cháy sáng, ngoài trời

Nếu chủ thể của bạn không thể di chuyển (ví dụ bạn đang chụp cận cảnh một bông hoa), bạn hãy tự sáng tạo ra bóng râm của riêng bạn. Sử dụng chính bóng râm của mình, của bất cứ ai, hoặc mang theo một số đạo cụ (như một chiếc ô, tấm hắt sáng hoặc một tấm bìa khổ lớn) để "chống lại" mặt trời.

3. Sử dụng kỹ thuật Fill Flash

Hầu hết chúng ta được đào tạo là phải để mặt trời ở phía sau lưng khi chụp ảnh để chủ thể được chiếu sáng tốt. Chụp ngược sáng (ống kính hướng về phía về phía mặt trời, tức mặt trời ở phía trước mặt bạn) có thể dẫn đến hiện tượng lóa sáng hoặc chủ thể bị tối. Tuy nhiên đôi khi bạn có thể tạo ra những bức ảnh ngược sáng đẹp bằng kỹ thuật Fill Flash (công sáng) - dùng đèn flash để đánh vào các vùng đổ bóng.

4. Sử dụng tấm hắt sáng

Một cách khác để bù sáng cho các vùng đổ bóng do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp là sử dụng dụng cụ hắt sáng. Việc này giúp làm sáng lên phần mặt của chủ thể và nó cho phép bạn chụp ảnh dưới ánh nắng mặt trời.

5. Thay đổi bối cảnh

nhiep anh, tip, thu thuat, mat troi, chup anh, chay sang, lens flare, ngoai troi, nhiếp ảnh, thủ thuật, mặt trời, chụp ảnh, cháy sáng, ngoài trời

Đôi khi việc di chuyển chủ thể là không thể, nhưng di chuyển xung quanh chủ thể có thể mang lại những hiệu quả khác biệt. Bạn có thể di chuyển sang mặt khác của chủ thể, chụp thẳng từ trên xuống, hoặc thậm chí chụp sát từ dưới lên. Làm như vậy sẽ thay đổi góc chiếu của mặt trời đối với cả thủ thể và máy ảnh của bạn và mang lại cho bức hình của bạn một cảm nhận hoàn toàn khác biệt.

6. Sử dụng loa che ống kính (lens hood)

Bạn phải chịu đựng việc ống kính bị lóa sáng? Nếu ống kính của bạn có loa che nắng, còn ngần ngại gì mà không mang nó ra dùng. Nếu bạn không có thì cũng không khó để tạo ra nó từ một tấm bìa hoặc thậm chí dùng tay để che ống kính của bạn. Miễn sao bạn đảm bảo khuôn hình của bạn không bị che bởi tay hay cái loa che nắng mà bạn tự làm.

7. Sử dụng các kính lọc (filter)

Các kính lọc thi thoảng cũng có ích khi chụp ảnh dưới ánh mặt trời quá sáng. Hãy thử sử dụng các kính lọc Polar hoặc kính Neutral Density (ND) để giảm hoặc loại bỏ phản sáng. Kính lọc Polar sẽ giúp giảm sự phản chiếu ánh sáng và đồng thời giảm ánh sáng vào máy để bạn có tốc độ màn trập chậm hơn và độ mở ống kính nhỏ hơn nếu bạn muốn kiểm soát nhiều hơn các yếu tố này để có độ nét sâu. Kính lọc Polar cũng cho bạn kiểm soát tốt hơn một số màu sắc, đặc biệt là khi bạn có một bầu trời xanh trong khung hình của bạn.

8. Thay đổi các thiết lập cân bằng trắng

Nhiều máy ảnh kỹ thuật số có khả năng lựa chọn các thiết lập cân bằng trắng khác nhau. Mặc dù bạn có thể điều chỉnh cân bằng trắng ở khâu xử lý ảnh (đặc biệt là khi chụp ảnh định dạng RAW) trên máy tính, việc lựa chọn các thiết lập hợp lý ngay khi chụp có thể là một thử nghiệm đáng giá.

9. Đo sáng

Ánh sáng trực tiếp khiến cho việc đo sáng chính xác trở nên phức tạp. Trong những điều kiện như thế, bạn có thể lựa chọn chế độ đo sáng điểm (spot metering) trên máy ảnh DSLR và lựa chọn chủ thể chính của cảnh làm điểm lấy nét và đo sáng. Ngoài ra, hãy chọn một vùng trung tính để đo sáng nếu bạn muốn mọi thứ có được ánh sáng tốt. Kiểm tra bức hình của bạn ngay lập tức xem bạn có cần điều chỉnh gì không (biểu đồ histogram có thể giúp ích bạn lúc này), và nếu bạn dư dả thời gian bạn hãy chụp nhiều bức có đo sáng các phần khác nhau của cảnh để bạn có thể lựa chọn được bức ảnh tốt nhất sau đó.

10. Lựa chọn thời gian chụp

nhiep anh, tip, thu thuat, mat troi, chup anh, chay sang, lens flare, ngoai troi, nhiếp ảnh, thủ thuật, mặt trời, chụp ảnh, cháy sáng, ngoài trời

Nhiều người trong chúng ra không có nhiều thời gian để đợi được ánh sáng hoàn hảo trong ngày nhưng nếu bạn làm được điều đó, thời gian trong ngày có thể tác động đáng kể đến bức hình của bạn. Bình minh và hoàng hôn là thời điểm rất tốt để chụp vì hướng và màu sắc của ánh sáng sẽ thích hợp để chụp ảnh hơn là ánh nắng buổi trưa chiếu thẳng đỉnh đầu.

11. Chụp kiểu Silhouettes

"Nếu bạn không thể đánh bại, hãy làm theo" là điều chúng ta đang nói ở đây. Nếu ánh sáng của mặt trời chói chang là nguyên nhân khiến bạn phải đau đầu thì tại sao bạn không biến nó thành lợi thế để chụp chủ thể của bạn theo kiểu đổ bóng Silhouettes tương phản với một hậu cảnh sáng.

Theo Vn Review