Smart TV chạy Android có gì hay?

Biên tập bởi: Nguyễn Mạnh Hải - Cập nhật ngày 23/10/2021 16:39

Thế giới hệ điều hành trên Smart TV hiện nay đang ở thế kiềng ba chân, với Android – Tizen – WebOS ngự trị. Nhưng trong khi Tizen và WebOS lần lượt là các hệ điều hành độc quyền của hai ông lớn Samsung và LG, thì Android lại là sự lựa chọn của nhiều tên tuổi khác nhau như Sony, Toshiba, Sharp,… Trong bài viết này, chúng ta tập trung vào phân tích những ưu điểm của Android so với hai OS còn lại trên Smart TV.

1.

Smart TV chạy Android có gì hay?

Thế giới hệ điều hành trên Smart TV hiện nay đang ở thế kiềng ba chân, với Android – Tizen – WebOS ngự trị. Nhưng trong khi Tizen và WebOS lần lượt là các hệ điều hành độc quyền của hai ông lớn Samsung và LG, thì Android lại là sự lựa chọn của nhiều tên tuổi khác nhau như Sony, Toshiba, Sharp,… Trong bài viết này, chúng ta tập trung vào phân tích những ưu điểm của Android so với hai OS còn lại trên Smart TV.

Thực ra thế giới hệ điều hành trên Smart TV mới trở nên rõ ràng như thế này kể từ đầu năm 2015, khi Samsung thống nhất chọn Tizen làm nền tảng chính thức trên các sản phẩm TV thông minh mới của mình. Tương tự, Sony và Sharp cùng có sự lựa chọn tương tự với Android, trong khi LG thì vẫn trung thành với WebOS từ lâu. Trước đây, các hãng sản xuất nói trên vẫn lạc lối trong xây dựng và sử dụng hệ điều hành cũng như kho ứng dụng cho TV thông minh. Khác với sự đồng nhất của hệ điều hành ở các thiết bị di động, ở thời điểm đó mỗi hãng TV đều phát triển một nền tảng riêng của mình và không theo bất kỳ một tiêu chuẩn nào cả.

CES 2015 được xem là bước đánh dấu cho sự phát triển đồng nhất hơn trong thế giới TV thông minh khi ba hệ điều hành được nhận định là xu hướng tương lai của Smart TV chính thức trình làng. CES 2015 thực sự đã góp phần tạo điểm nhấn rõ ràng hơn về các nền tảng mạnh mẽ đằng sau những màn hình thông minh này.

Thế kiềng ba chân

LG xây dựng nền tảng Web OS dành cho TV thông minh vào đầu năm 2014. Nền tảng di động Web OS ban đầu được Palm sử dụng trên smartphone. Sau đó, được bán lại để LG sử dụng cho các Smart TV màn hình lớn của mình. Đây được xem nhân tố quyết định cho sự thành công của phân khúc Smart TV của hãng trên thị trường toàn cầu.

Trong khi đó, Tizen được xem là nền tảng mới của Samsung, thiết kế dựa trên cơ sở của hệ điều hành mở Linux. Hệ điều hành này được sử dụng trên tất cả các thiết bị thông minh của hãng như Smart TV, smartphone, tablet, máy tính, smart camera, smartwatch, thiết bị gia dụng và thậm chí trong các thiết bị thông tin trên xe hơi. Tizen xuất hiện trên TV của Samsung kể từ đầu năm 2015.

Android trên TV lại không phải do hãng sản xuất TV nào tạo ra, mà đến từ bên thứ 3 – Google. Nền tảng này kế thừa những ưu điểm của Android trên các thiết bị di động và được bổ sung những tính năng mới hút khách hơn, do đó được nhiều hãng sản xuất lớn lựa chọn để đem lên Smart TV của mình như Sony, Toshiba, Philips, TCL,…

Android trên TV có gì khác?


Android TV ngày này thực chất không phải là hệ điều hành Android mà chúng ta thường thấy trên tablet hay smartphone, mà là một nền tảng gần giống nhưng đã được tối ưu hóa cho thiết bị đặc trưng là TV. Android TV này kế thừa từ Google TV trước đây, với các ứng dụng được thiết kế cho phép chạy trên các màn hình TV lớn và các thiết bị đa phương tiện. Đây là hệ điều hành dành cho TV thông minh do chính tay Google phát triển.

Android TV được chính thức trình làng vào tháng 10/2014 qua những sản phẩm set-top box Nexus Player của Google và Asus sản xuất, sau đó được các hãng sản xuất: Sony, Sharp và Philips sử dụng trên các TV thế hệ mới nhất của mình vừa ra mắt trong năm 2015 này.

Điểm lợi thế của Android TV so với Tizen hay WebOS đó là hệ điều hành này vốn đã rất quen thuộc với người dùng smartphone và máy tính bảng. Hệ điều hành mà Sony sử dụng cho các mẫu TV của mình là Android 5.0 Lolipop “UI leanback” được tùy biến từ nền tảng Android 5.0 Lollipop gốc nhưng được xây dựng dành riêng cho TV và ưu tiên trải nghiệm các nội dung giải trí. Trên giao diện chính, các Android TV là một nhóm các thẻ đại diện cho các nội dung và ứng dụng: phim, show truyền hình, ứng dụng, trình duyệt web và game.

Một điều mà người dùng nên chú ý, Android TV khác hoàn toàn về mặt trải nghiệm so với các TV box Android xuất xứ Trung Quốc đang bán nhan nhản trên thị trường hiện này, với lời quảng bá “biến TV thường thành Smart TV” mà nhiều đầu nậu hay rao trên các diễn đàn. TV box Android đơn thuần chỉ là đem giao diện Android của smartphone “đóng” y chang lên màn hình TV, vì thế các ứng dụng không được tối ưu hóa, hiển thị kích thước quá nhỏ hoặc quá to dẫn đến trải nghiệm khó chịu cho người dùng khi sử dụng. Ngoài ra, các TV box Android này thường không được hãng sản xuất nâng cấp phần mềm, nhất là các phiên bản Android mới nên người dùng đã mua phiên bản nào là “dính chết” với phiên bản đó.


​Android TV có gì hay?

Như đã nói, các ứng dụng trên Android TV được tối ưu hóa dành cho TV. Người dùng có thể sử dụng 4 nút điều hướng trên điều khiển từ xa của TV để lướt qua các loại nội dung. Cũng trên giao diện màn hình chính, người dùng có thể chỉnh nhanh và lựa chọn các kết nối đầu vào hoặc kết nối với các thiết bị ngoại vi. Các tính năng nổi bật bao gồm: Google Cast – đưa toàn bộ màn hình smartphone hay tablet lên TV, truy xuất kho ứng dụng Google Play,.. TV chạy Android cũng hỗ trợ tính năng ra lệnh bằng giọng nói. Tuy nhiên, để sử dụng thì thiết bị phần cứng phải tích hợp micro để có thể “nghe” được giọng nói của bạn. Hiện nay, các bộ điều khiển từ xa của Nexus Player và của Sony One-Flick đều được tích hợp micro.

Hiện tại, kho ứng dụng của Android TV đã có trên 2000 ứng dụng khác nhau và liên tục được cập nhật bởi Android vốn là một nền tảng mở. Người dùng có thể bắt gặp những ứng dụng hay trò chơi quen thuộc trên Google Play, như Skype, ES File Explorer, Asphalt 8, Modern Combat,… Tất nhiên, để có được trải nghiệm tốt nhất như trên smartphone và máy tính bảng, người dùng cần mua thêm các phụ kiện như bàn phím không dây có tích hợp bàn rê chuột, tay cầm chơi game,…

Ngoài các ứng dụng chung từ Google Play, ở các Android TV dành cho thị trường Việt Nam, Sony cũng đã bắt tay với các nhà xây dựng ứng dụng để tích hợp vào các mẫu TV thế hệ mới nhiều ứng dụng nội dung giải trí quen thuộc với người dùng trong nước: Yan, ZingTV hay ứng dụng truyền hình tương tác đa nền tảng FPT Play. Với dịch vụ FPT Play được tích hợp, Android TV của Sony có thể xem Live streaming với hơn 100 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, xem các trận bóng đá tại các giải vô địch hàng đầu châu Âu,…

Nguồn egiadung.vn