Cúng Rằm tháng Chạp năm 2023 vào ngày nào, giờ nào đẹp?

Cúng Rằm tháng Chạp năm 2023 vào ngày nào, giờ nào đẹp?

Biên tập bởi: Nguyễn Thị Lợi - Cập nhật ngày 31/12/2022 11:22
Cúng Rằm tháng Chạp được coi là một nghi lễ quan trọng của người Việt vì đây là lễ cúng tổng kết cho 1 năm, tri ân đến tổ tiên và tạ ơn các vị thần linh. Do đó, lễ cúng thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất. Trong bài viết này, MediaMart sẽ giải đáp giúp bạn cúng Rằm tháng Chạp năm 2023 vào ngày nào, giờ nào đẹp. Theo dõi ngay!

1.

Cúng Rằm tháng Chạp 2023 vào ngày nào, giờ nào đẹp?

Theo chuyên gia phong thủy, tháng Chạp năm nay (năm Nhâm Dần) có 2 ngày tốt, rất phù hợp để thực hiện nghi lễ cúng Rằm, bao gồm:

- Ngày 14/12 âm lịch (tức ngày 5/1/2023 dương lịch): rơi vào thứ Năm, ngày Quý Hợi cát lành, tốt cho mọi việc.

- Ngày 15/12 âm lịch (tức ngày 6/1/2022 dương lịch): rơi vào thứ Sáu, ngày Giáp Tý cát lành, tốt cho mọi việc, nhất là cầu cúng.


2.

Cúng Rằm tháng Chạp 2023 vào giờ nào đẹp?

Trong ngày 14 tháng Chạp

Giờ đẹp để cúng Rằm tháng Chạp năm 2023 để đón may mắn, tài lộc vào nhà gồm những khung giờ:

- Bính Thìn (7h-9h): Tư Mệnh

- Mậu Ngọ (11h-13h): Thanh Long

- Kỷ Mùi (13h-15h): Minh Đường

- Nhâm Tuất (19h-21h): Kim Quỹ

Trong ngày 15 tháng Chạp

Các khung giờ đẹp để cúng Rằm tháng Chạp trong ngày 15 gồm:

- Đinh Mão (5h-7h): Ngọc Đường

- Canh Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh

- Nhâm Thân (15h-17h): Thanh Long

- Quý Dậu (17h-19h): Minh Đường

Lưu ý: Không nên tiến hành lễ cúng Rằm quá khuya mà nên cúng vào ban ngày hoặc tầm chiều tối, tốt nhất là thực hiện trước khi trời tối.

3.

Lễ cúng Rằm tháng Chạp gồm những gì?

Về cơ bản, lễ cúng Rằm tháng Chạp sẽ bao gồm các vật phẩm sau:

  • Hương
  • Hoa tươi
  • Trái cây
  • Trầu, cau
  • Rượu, nước
  • Đèn, nến
  • Vàng mã
  • Mâm cỗ mặn hoặc chay (tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình và phong tục của mỗi địa phương)

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp thường có: gà luộc, xôi đỗ, bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến, rau củ luộc,…


Lưu ý: Gà cúng trên mâm cỗ ngày rằm tháng Chạp phải là gà trống. Theo quan niệm của người Việt, gà trống chính là biểu tượng của đức tính Trí, Dũng, Nhân.

4.

Văn khấn gia tiên ngày Rằm tháng Chạp


Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là: ……….........

Ngụ tại: ………………….................

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ..... (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …......, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Trên đây là bài viết cúng Rằm tháng Chạp năm 2023 vào ngày nào, giờ nào đẹp mà MediaMart muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn thực hiện được lễ cúng đúng chuẩn để mọi ước nguyện đều đạt được.