Ảnh hưởng của độ ẩm đến sức khỏe

Ảnh hưởng của độ ẩm đến sức khỏe

Theo các chuyên gia, độ ẩm không nên quá cao hay quá thấp, cần duy trì ở mức 55-65%. Độ ẩm quá thấp có thể khiến da, tóc khô, ngứa,...

1.

Ảnh hưởng của độ ẩm đến sức khỏe

Độ ẩm nên duy trì ở mức 55-65%; độ ẩm quá cao sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, nếu quá thấp da sẽ khô, dễ mắc bệnh hô hấp, nội thất hư hỏng.

Cứ mỗi dịp hè, Hoàng Anh (30 tuổi, TP HCM) lại gặp tình trạng khô da nghiêm trọng. Môi và da mặt bong tróc dù đã uống rất nhiều nước, gây nên tình trạng khó chịu, ngứa đỏ. Được bác sĩ tư vấn, cô tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này là độ ẩm trong phòng quá thấp. Điều chỉnh mức ẩm trong phòng, dùng thêm các sản phẩm cấp ẩm, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vấn đề ở làn da được khắc phục nhanh chóng.

Theo các chuyên gia, độ ẩm không nên quá cao hay quá thấp, cần duy trì ở mức 55-65%. Độ ẩm quá thấp có thể khiến da, tóc khô, ngứa, như trường hợp Hoàng Anh ở trên; hoặc mắc các bệnh đường hô hấp. Độ ẩm thấp còn khiến nội thất gỗ bị nứt, cong; tranh ảnh giòn, mất màu, bong tróc...

Độ ẩm phù hợp giúp đảm bảo sức khỏe cho mọi thành viên, bảo vệ nội thất.

Ngược lại, độ ẩm cũng không nên quá cao vì ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình hàng năm cao, ở mức 75-85%. Giai đoạn mưa nhiều độ ẩm sẽ tăng cao, lên đến hơn 90%. Độ ẩm cao sẽ gây cảm giác rít trên da, làm giảm khả năng toát mồ hôi khiến cơ thể nóng bức khó chịu, ngủ không ngon. Nội thất, thiết bị trong nhà cũng có thể xuống cấp, hư hỏng. Nguy hiểm hơn, độ ẩm cao sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra các vấn đề về hô hấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Như trường hợp của gia đình anh Văn Trung (29 tuổi, Hà Nội). Cứ vào mùa nồm ẩm, sàn và tường nhà anh bị tụ nhiều nước, rít ẩm, dễ trơn trượt, té ngã. Quần áo và các đồ đạc dễ bị ẩm mốc, gây mùi khó chịu. Con trai 2 tuổi của anh cũng dễ ho, sổ mũi hơn ngày thường.

Cách cân bằng độ ẩm trong phòng

Để đảm bảo sức khỏe, người dùng nên dùng nhiệt ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm trong phòng, từ đó có cách điều chỉnh phù hợp. Một trong những cách giúp tăng hoặc giảm độ ẩm phòng là sử dụng các chế độ trên điều hòa.

Khi độ ẩm tăng cao, người dùng có thể cài đặt điều hòa ở chế độ khô (Dry) để giảm độ ẩm, tạo cảm giác mát mẻ. Còn ở những ngày trời nóng trên 30 độ C hoặc độ ẩm thấp dưới 55%, các gia đình có thể sử dụng tính năng làm mát (Cool), đặt kèm một chậu nước trong phòng. Lưu ý nên thay nước thường xuyên để đảm bảo vệ sinh, tránh muỗi.

Hiện một số dòng điều hòa có chức năng kiểm soát độ ẩm, tăng tiện nghi cho người sử dụng. Đơn cử như công nghệ Hybrid Cooling trên điều hòa Daikin, giúp kiểm soát nhiệt độ đồng thời duy trì độ ẩm ở mức 55-65% (mức lý tưởng với sức khỏe con người) thông qua một cảm biến gắn trong máy. Cảm biến này theo dõi độ ẩm trong phòng, giúp máy điều tiết đồng thời nhiệt độ và độ ẩm, tối ưu hóa sự thoải mái cho người sử dụng.

Điều hòa Daikin có công nghệ Hybrid Cooling giúp cân bằng độ ẩm, duy trì ở mức lý tưởng với sức khỏe là 55-65%. Đây cũng là thương hiệu đạt giải "Thương hiệu điều hòa xuất sắc" Tech Award 2020 do độc giả báo VnExpress bình chọn.

Ngoài nhu cầu cân bằng độ ẩm, người dùng còn quan tâm đến các tính năng bảo vệ sức khỏe khi sử dụng điều hòa. Từ đó, thương hiệu Daikin đã phát triển các công nghệ nhằm cải thiện chất lượng không khí, tăng tiện nghi. Để luồng gió không chỉ mát lành mà còn sạch khuẩn, hãng ứng dụng công nghệ Streamer (phóng điện plasma tiên tiến) cùng bộ phin lọc Enzyme Blue, tiêu diệt những tác nhân gây hại trong không khí như virus, vi khuẩn, nấm mốc, chất gây dị ứng và cả mùi khó chịu.

Với nhiều năm nghiên cứu và thấu hiểu nhu cầu người dùng, hãng còn phát triển nhiều tính năng và công nghệ khác như làm lạnh nhanh, luồng gió Coanda phân bổ làn khí đều khắp phòng, tránh thổi trực tiếp vào người hay công nghệ D’Mobile điều khiển thông minh qua smartphone... Để từ đó, điều hòa không chỉ là một thiết bị gia dụng mà còn trở thành một mảnh ghép của cuộc sống tiện nghi, thoải mái, hướng tới sức khỏe.

Nguồn: vnexpress.net