9 điều nên và không nên khi sử dụng ấm đun siêu tốc

9 điều nên và không nên khi sử dụng ấm đun siêu tốc

Biên tập bởi: Nguyễn Mạnh Hải - Cập nhật ngày 23/10/2021 16:39

Những thói quen sử dụng ấm đun siêu tốc không đúng cách có thể dẫn tới gây hại cho sức khỏe, cũng như để lại những hậu quả đáng tiếc. Vậy, sử dụng ấm đun siêu tốc thế nào cho hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ gây hại?

1.

9 điều nên và không nên khi sử dụng ấm đun siêu tốc

Những thói quen sử dụng ấm đun siêu tốc không đúng cách có thể dẫn tới gây hại cho sức khỏe, cũng như để lại những hậu quả đáng tiếc. Vậy, sử dụng ấm đun siêu tốc thế nào cho hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ gây hại?

Dưới đây là những điều nên và không nên khi sử dụng ấm đun siêu tốc mà bạn đọc có thể tham khảo để từ đó thay đổi thói quen sử dụng của mình trở nên tích cực hơn.

Đậy kín nắp khi đun
Rõ ràng khi ấm đun siêu tốc hoạt động, thì nắp của ấm cần được đóng lại. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người dùng đãng trí, quên không đóng kín nắp ấm, hoặc ấm đã cũ, khiến phần lẫy của nắp khi đóng lại không còn khít.

Khi đó, việc đun nước không chỉ tốn điện, mất nhiều thời gian hơn để làm sôi nước, mà còn làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố cháy/chập. Cụ thể, một số ấm đun nước sẽ không tự ngắt khi nước sôi, trừ khi nắp ấm đã đóng kín, và sẽ tiếp tục đun tới khi cạn nước. Lúc này, nguy cơ cháy hỏng ấm là rất cao.

Cho lượng nước vừa đủ
Có thể do nhu cầu muốn đun được nhiều nước hơn cho mỗi lần đun, nên nhiều người đã vô tình đổ nước quá mức quy định. Thói quen này khiến nước khi sôi dễ bị trào ra bên ngoài, lâu ngày thấm vào các vi mạch điện tử của ấm, dẫn tới giảm độ bền.

Trong trường hợp xấu, nước tràn ra có thể dẫn tới chập cháy, rất nguy hiểm. Do đó chỉ nên đun nước ở ngưỡng quy định của ấm, hoặc ước chừng khoảng 3/4 chiều cao thân ấm.

Mua ấm đun nước của thương hiệu uy tín
Việc hoạt động liên tục trong cường độ cao khiến ấm đun siêu tốc dễ xảy ra nguy cơ cháy chập nếu như rơ-le của ấm không hoạt động hiệu quả, có độ bên thấp, hay được làm không an toàn.

Với lý do này, không nên tiếc tiền để mua một chiếc ấm siêu tốc đến từ một thương hiệu uy tín và tại một cửa hàng uy tín, tránh mua hàng cũ, đã qua sử dụng, nguồn gốc không rõ ràng. Một số hãng sản xuất ấm đun nước có chất lượng đảm bảo có thể tham khảo như Philips, Panasonic, Braun, Sunhouse, Bluestone,...

Rút điện ra khỏi phích khi không sử dụng

Thói quen tốt, nhưng lại dễ bị bỏ quên này cần được đặc biệt lưu ý, vì nhiều trường hợp ghi nhận ấm siêu tốc do công tắc hoạt động lâu ngày gặp vấn đề, nên tự động chạy ngoài ý muốn của người dùng, hoặc có vật gì đó đè lên, đặc biệt là các dòng có phần gạt ở dưới quai cầm.

Đun nước liên tục
Sử dụng ấm siêu tốc đun nước liên tục, không ngừng trong nhiều giờ liền sẽ làm cho mâm nhiệt bên trong bị cháy rất nhanh do hoạt động nhiệt quá tải. Lúc này bạn buộc phải thay thế mâm nhiệt mới hoặc mua ấm siêu tốc mới.

Nếu bạn không muốn làm hỏng ấm thì cần cho bình đun một khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt nguội về trạng thái ban đầu rồi sử dụng tiếp. Có những trường hợp vì đun quá nhiều lần liên tục, rơ-le nhiệt sẽ ngắt mạch điện tự động khiến bình không đun nước nữa dù vẫn đang trong tình trạng bật.

Sử dụng ấm đun siêu tốc để đun thức ăn

Bình siêu tốc rất tiện dụng nhưng không phải sử dụng để đun thức ăn. Chức năng chính của sản phẩm là đun nước. Nhiều người sử dụng bình để luộc trứng vì nghĩ trứng không bẩn và cũng không có hại mà không biết rằng cặn canxi từ vỏ trứng bám vào đáy và thành bình làm tổn hại đến tuổi thọ của bình, tiếp xúc nhiệt sẽ dần kém đi khiến nước lâu sôi.

Đổ cạn nước ra khỏi ấm ngay sau khi sôi
Rất nhiều người có thói quen khi nước sôi, sẽ ngay lập tức trút hết nước từ ấm đun vào bình đựng nước. Tuy nhiên, đây là điều không nên nếu như bạn muốn duy trì độ bền của ấm đun nước.

Lý do là bởi khi nước đạt 100 độ C, bình đun siêu tốc sẽ tự ngắt điện nhưng ở bên trong mâm nhiệt vẫn tỏa nhiệt. Ngay lúc này, nếu đổ cạn nước ra, chúng ta sẽ nghe thấy tiếng “xèo xèo” ở phần đáy của ấm. Việc mâm nhiệt thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể dẫn đến giảm tuổi thọ.

Sử dụng lại nước còn thừa trong bình đun siêu tốc
Thói quen trữ nước đun sôi để nguội trong bình đun siêu tốc sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. Do sau 2 tiếng, nước đun sôi để nguội sẽ sinh ra vi khuẩn gây hại và số lượng vi khuẩn tăng lên gấp đôi khi nước đựng trong bình đun kín.

Ngoài ra, nước bị mất một lượng lớn oxy khi đun sôi và để nguội lâu trong bình đun siêu tốc. Nếu uống nước này, bạn sẽ bị thiếu oxy cung cấp cơ thể, vi sinh vật có lợi trong đường ruột không sinh sản và phát triển tốt, dẫn đến dễ mắc bệnh liên quan đường ruột như tiêu chảy, đau dạ dày, khó tiêu...

Để ấm đóng cặn
Bình đun siêu tốc chứa nước nguội để lâu ngày sẽ sinh chất nhầy và nhớt hòa tan trong nước, do Calcium bicarbonate hoặc Magnesium bicarbonate tạo ra. Các chất này chuyển hóa thành lớp vôi và cặn bẩn bám vào lòng, đáy bình khi bị đun sôi.

Lớp vôi bám này khiến khả năng dẫn nhiệt của rơ-le bị giảm khi bình đun sôi. Khi đó, mỗi lần đun nước sôi sẽ mất nhiều thời gian hơn, hay thậm chí nước chưa sôi bình đã tự động ngắt điện.
Để hạn chế điều này, cần thường xuyên vệ sinh bình đun siêu tốc khoảng 1 lần/tuần để loại bỏ cặn bẩn và mảng bám gây hại.

Theo baohatinh