Cách tiết kiệm điện cho lò vi sóng

Cách tiết kiệm điện cho lò vi sóng

Biên tập bởi: Nguyễn Mạnh Hải - Cập nhật ngày 23/10/2021 16:39

Không phải mọi lò vi sóng được quảng cáo là tiết kiệm điện thì khi sử dụng đều sẽ ít hao phí điện năng. Để tiết kiệm điện tối đa khi dùng lò vi sóng, bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn một số mẹo đơn giản, dễ thực hiện.

1.

Cách tiết kiệm điện cho lò vi sóng

Không phải mọi lò vi sóng được quảng cáo là tiết kiệm điện thì khi sử dụng đều sẽ ít hao phí điện năng. Để tiết kiệm điện tối đa khi dùng lò vi sóng, bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn một số mẹo đơn giản, dễ thực hiện.

Chọn lò vi sóng có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng

Chỉ có nhu cầu vi sóng bạn nên chọn lò có công suất từ 700 đến 800W

Lò vi sóng mỗi thương hiệu, dòng sản phẩm có các mức công suất khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế gia đình mà bạn lựa chọn công suất phù hợp nhất sẽ giúp tiết kiệm điện năng tối ưu cho nhà bạn.

Bởi nếu bạn chỉ có nhu cầu nấu, hâm nóng, rã đông thì bạn chỉ cần chọn lò vi sóng có công suất từ 700 đến 800W, còn khi bạn cần chế biến các món nướng thì lò vi sóng có công suất khoảng 1000W sẽ là lựa chọn thích hợp.

Chọn lò vi sóng công suất lớn, đa chức năng, trong khi nhu cầu sử dụng không cao chỉ khiến tiền điện nhà bạn tăng mà chẳng đem lại lợi ích gì. Thế nên, bước đầu tiên để tiết kiệm điện khi dùng lò vi sóng bạn nhất thiết nên chọn mua lò vi sóng với mức công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình nhé.

Chế biến thực phẩm đúng cách

Bọc nilong thực phẩm trước khi cho vào lò sẽ giúp giữ nước và rút ngắn thời gian nấu cho thực phẩm.

Đặt vào lò vi sóng các thực phẩm ướt, nếu nấu các thực phẩm khô thì nên cho vào lò một ly nước sẽ giúp món ăn chín nhanh, ngon, ít tốn điện. Bởi nước là thành phần truyền dẫn năng lượng trong lò vi sóng, thiếu nước lò phải hoạt động nhiều hơn, hao phí điện năng nhiều hơn để làm thực phẩm chín, ống magnetron cũng dễ bị hư hỏng nếu bạn nấu thực phẩm khô mà không có nước.

Khi hết thời gian hâm nóng thực phẩm, bạn không nên lấy thực phẩm ra ngay khỏi lò. Hãy đợi từ 2 đến 3 phút, sau đó mới lấy thực phẩm ra, làm như vậy sẽ giúp thực phẩm chín đều và tiết kiệm điện hơn. Lấy ví dụ, bạn hâm một món ăn với thời gian là 7 phút, thay vì hẹn giờ là 7 phút bạn chỉ cần hẹn 5 phút, sau khi hết thời gian hẹn, lò vẫn còn nhiệt lượng, món ăn vẫn tiếp tục được hâm, bạn đợi thêm 2 phút, sau đó mới lấy món ăn ra khỏi lò. Vậy là bạn vẫn hâm nóng món ăn đủ thời gian mà không tốn thêm 2 phút điện năng. Như vậy, bạn vừa tiết kiệm điện năng hiệu quả lại vừa cho kết quả tốt, tại sao không làm phải không bạn?

Với các món nướng, bạn hãy sử dụng các vỉ nướng cao, đặt món ăn gần sát trần lò vi sóng sẽ giúp món ăn chín nhanh hơn. Bởi đa số các lò vi sóng được thiết kế phần nướng áp nhiệt từ trên xuống dưới, càng gần trần lò, nhiệt lượng càng lớn.

Không nướng quá nhiều thực phẩm cùng một lúc, dù lò có dung tích và công suất lớn thì nướng thời gian dài cũng không làm tất cả thực phẩm chín đều và ngon chỉ tổn hao nhiều năng lượng.

Để thực phẩm chín đều và nhanh hơn, bạn nên xếp các thực phẩm theo hình tròn, các thực phẩm dầy, kích thước lớn xếp ở mặt ngoài.

Rút dây điện nguồn khi không dùng lò vi sóng

Nhớ rút dây nguồn lò vi sóng khi bạn không sử dụng giúp tiết kiệm điện tối ưu

Khi không sử dụng hoặc đã sử dụng xong lò vi sóng, bạn nên rút dây điện nguồn ra. Vì lò không có nút tắt nguồn điện nên nếu bạn cứ dây nguồn cắm vào ổ điện, lò sẽ vẫn ở trong tình trạng chờ, điện năng vẫn hao phí trong thời gian này.

Lưu ý sử dụng khác
Với lò vi sóng có đèn chiếu sáng bên trong, không nên mở cửa lò thường xuyên, dù không sử dụng thì việc mở cửa lò nhiều lần khiến đèn bên trong hoạt động liên tục cũng khiến sản phẩm hao phí nhiều điện năng.

Vật dụng đựng thực phẩm không nên chọn chất liệu kim loại hoặc có các hoa văn bằng kim loại, vì khi vi sóng thì các kim loại này sẽ hút nhiệt trước thực phẩm, khiến bạn mất nhiều thời gian và điện năng để làm chín món ăn hơn.

Theo giadinh.net.vn