Top 7 sai lầm nhà nào cũng mắc phải khi sử dụng nồi cơm điện

Top 7 sai lầm nhà nào cũng mắc phải khi sử dụng nồi cơm điện

Là thiết bị đã quá đỗi quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt nhưng bạn có chắc mình đã sử dụng nồi cơm điện đúng cách mà không mắc 7 lỗi thường gặp dưới đây?

1.

Top 7 sai lầm nhà nào cũng mắc phải khi sử dụng nồi cơm điện

Là thiết bị đã quá đỗi quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt nhưng bạn có chắc mình đã sử dụng nồi cơm điện đúng cách mà không mắc 7 lỗi thường gặp dưới đây?

1. Vo gạo trực tiếp bằng lòng nồi cơm điện
Chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta có thói quen vo gạo trực tiếp ngay trong lòng nồi cơm điện, một phần vì tiện dụng, một phần để tiết kiệm thời gian nấu nướng. Nghĩ rằng hành động đó là vô hại nhưng các bạn có biết trong thành phần cấu tạo của lòng nồi cơm điện luôn có một lớp bảo vệ bên ngoài để đảm bảo an toàn cho người dùng khi sử dụng, tránh những chất không có lợi tác động xấu đến đồ ăn. Khi vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cùng những hành động khuấy, chà xát sẽ làm xước lớp bảo vệ đó, không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Vo gạo bằng lòng nồi cơm điện khiến trầy xước lớp chống dính

Với những lòng nồi cơm điện có lớp chống dính bảo vệ, khi vo gạo trực tiếp bằng lòng nồi sẽ làm giảm tuổi thọ của lớp chống dính, khiến chúng dễ bong tróc hơn, vừa mất an toàn vừa tốn kém. Vì vậy, tốt nhất khi vo gạo các bạn nên dùng rá hay một chiếc thau nhỏ, sau đó mới đổ vào lòng nồi và cắm điện.

2. Đặt lòng nồi vào nồi cơm điện bằng một tay khi nấu

Nên đặt lòng nồi vào nồi cơm điện bằng hai tay

Mâm nhiệt là hệ thống tạo nhiệt của nồi cơm điện, gồm dây điện trở đặt trong ống chịu nhiệt cách điện, lắp vào mâm dưới đáy nồi. Giữa mâm có rơ le cảm biến nhiệt, tự động ngắt khi đạt đến nhiệt độ nhất định, tức là khi cơm chín nồi tự động chuyển sang chế độ hâm giữ ấm. Những nồi cơm điện cơ thường chỉ có một mâm nhiệt ở dưới đáy nồi. Với nồi cơm điện tử, nồi cơm điện cao tần sẽ có thêm 1-2 bộ phận điện trở ở xung quanh thân hoặc trên nắp nồi. Khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện bằng một tay, lòng nồi không ở trạng thái cân bằng sẽ ảnh hưởng đến rơ le cảm biến nhiệt, bề mặt tiếp xúc của lòng nồi với nhiệt không đều khiến cơm không chín đều, chỗ sống chỗ chín. Đồng thời, khi chỉ sử dụng một tay để đặt lòng nồi, lực tác động của lòng nồi khi đặt tác động vào rơ le nhiệt sẽ mạnh hơn, dễ ảnh hưởng xấu đến độ bền của rơ le, nồi cơm điện vì vậy cũng hoạt động kém ổn định hơn. Lời khuyên cho bạn là nên đặt nồi nhẹ nhàng bằng hai tay, xoay nhẹ nửa vòng để cơm chín ngon hơn.

3. Không lau khô lòng nồi cơm điện trước khi nấu
Do quá bận rộn hoặc không có nhiều thời gian nấu nướng, nhiều người thường vô tình hoặc chủ quan không lau khô lòng nồi đã cho luôn vào nồi nấu. Nước ở thành nồi gặp nhiệt và điện dễ gây cháy xém và đen lòng thành nồi, gián tiếp ảnh hưởng đến độ bền của rơ le nhiệt và tuổi thọ của nồi cơm điện. Nguy hiểm hơn còn có thể gây nguy cơ rò rỉ điện, chập cháy. Cẩn tắc vô áy náy, với những gia đình có bé nhỏ hay người già cần đặc biệt lưu ý điểm này. Hãy nhớ luôn dùng khăn khô mềm lau sạch nước ở bề mặt ngoài của lòng nồi để đảm bảo nồi cơm dùng điện luôn an toàn và bền lâu.

4. Nhấn nút Cook trên nồi cơm điện nhiều lần
Bên cạnh chức năng nấu cơm, nhiều bạn thường tận dụng nồi cơm điện để hâm nóng lại cơm,tạo cơm cháy hoặc ninh, hầm thức ăn. Những chức năng này đều đòi hỏi làm nóng liên tục ở nhiệt độ cao nên thường phải nhấn nút “Cook” liên tục. Điều này khiến tính năng cảm biến nhiệt của rơ le bị nhờn.

Lỗi nhấn nút Cook liên tục khiến rơ le nồi cơm điện bị nhờn

Như đã giải thích về chức năng của rơ le nhiệt ở trên, cảm biến nhiệt của rơ le giúp nồi cơm dùng điện tự động ngắt nhiệt khi đạt đến nhiệt độ nhất định, tức là khi cơm chín nồi tự động chuyển sang chế độ hâm giữ ấm. Vì vậy khi tính năng này bị nhờn sẽ khiến nồi nhảy nút quá sớm (cơm sống) hoặc quá trễ (cơm khê cháy).

5. Vệ sinh lòng nồi cơm điện khi còn nóng
Để thuận tiện vệ sinh, dễ làm sạch các mảng bám thức ăn và cơm cháy ở đáy nồi, đôi khi người dùng thường ngâm luôn lòng nồi vào nước khi vừa ăn xong cơm hay vừa ninh xong đồ ăn và lòng nồi vẫn đang còn nóng. Khi gặp nước lạnh đột ngột sẽ gây ra tình trạng sốc nhiệt, gây bong tróc lớp chống dính, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Để tránh tình trạng trên, nên vệ sinh, rửa lòng nồi khi nồi đã nguội hẳn. Nếu vết bẩn khó vệ sinh, bạn có thể ngâm lòng nồi với nước ấm cùng một ít nước rửa chén, việc lau rửa nồi cơm điện sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

6. Không vệ sinh nồi cơm điện đúng cách
Rất nhiều khách hàng không để ý đến việc vệ sinh nồi cơm điện thường xuyên mà chỉ rửa lòng nồi sau khi sử dụng. Nhưng vệ sinh nồi cơm điện không chỉ vệ sinh lòng nồi mà là vệ sinh toàn bộ nồi bao gồm: mặt ngoài, mặt trong, nắp trong, van thoát hơi, khay hứng nước… để đảm bảo nồi luôn sạch sẽ.

Tháo rời nồi cơm điện để vệ sinh toàn diện

Khay hứng nước, van thoát hơi, mặt nắp trong là nơi tiếp xúc trực tiếp với hơi nước khi nấu và thường đọng nước. Nếu một thời gian dài những thành phần này không được vệ sinh, rất dễ xuất hiện nấm mốc và mùi hôi khó chịu ám vào thức ăn gây mùi lạ và cơm cũng nhanh hỏng hơn. Bên cạnh đó, mặt trong vỏ nồi cơm điện cũng cần vệ sinh thường xuyên để loại bỏ những vệt bám thức ăn, dầu mỡ, những cặn bẩn rơi vãi bên trong đáy nồi vướng vào mâm nhiệt và rơ le nhiệt. Đặc biệt với nồi cơm điện tử đa năng hay nồi cơm điện cao tần với đa chức năng nấu nướng, người dùng thường xuyên sử dụng nồi để hầm, ninh, chế biến nhiều loại thức ăn nên mặt trong vỏ nồi thường xuyên bị bám bẩn thức ăn, dầu mỡ. Bởi vậy, dù bận thế nào các bạn cũng nhớ vệ sinh toàn diện nồi cơm điện thường xuyên để giữ nồi luôn mới và cơm luôn thơm ngon, không bị lẫn mùi. Tuy nhiên cần chú ý khi vệ sinh nên lựa chọn những miếng cọ mềm, không có thành phần kim loại, tránh làm nồi trầy xước và bảo vệ nồi luôn sáng bóng và an toàn khi nấu nướng.

7. Sử dụng sai chức năng của nồi cơm điện
Với nồi cơm điện đa số các gia đình hiện đang sử dụng là nồi cơm điện cơ, chức năng chính chỉ để nấu và hâm nóng cơm, một số có thêm chức năng hấp bánh, nấu cháo, làm xôi…Tuy nhiên, người tiêu dùng thường tận dụng nồi cơm điện để ninh, hầm thức ăn…đòi hỏi mức nhiệt độ cao liên tục trong thời gian dài, dẫn đến phải ấn nút Cook nhiều lần. Như đã phân tích ở ý 4, khi ấn nút Cook nhiều lần sẽ làm Rơ le cảm biến nhiệt bị nhờn, ảnh hưởng đến độ bền của nồi.

Theo Sunhouse