Sự cố thường gặp với quạt điện truyền thống

Sự cố thường gặp với quạt điện truyền thống

Biên tập bởi: Nguyễn Mạnh Hải - Cập nhật ngày 23/10/2021 16:39

Quạt điện là đồ dùng quen thuộc và thiết yếu với mỗi gia đình. Dù có điều hòa nhưng quạt điện vẫn không thể thiếu vì không tốn nhiều điện, lại cơ động dễ di chuyển và làm thoáng không khí hơn nhiều so với điều hòa. Trong quá trình sử dụng, đôi lúc chiếc quạt điện của bạn sẽ bị trục trặc. Quạt truyền thống có kết cấu khá đơn giản nên với 5 sự cố thường gặp này, bạn có thể tự mình sửa chữa.

1.

Sự cố thường gặp với quạt điện truyền thống

Quạt điện là đồ dùng quen thuộc và thiết yếu với mỗi gia đình. Dù có điều hòa nhưng quạt điện vẫn không thể thiếu vì không tốn nhiều điện, lại cơ động dễ di chuyển và làm thoáng không khí hơn nhiều so với điều hòa. Trong quá trình sử dụng, đôi lúc chiếc quạt điện của bạn sẽ bị trục trặc. Quạt truyền thống có kết cấu khá đơn giản nên với 5 sự cố thường gặp này, bạn có thể tự mình sửa chữa.

1. Quạt bị bó bạc
Ở vị trí cánh quạt có một bộ phận gọi là ổ bạc. Bộ phận này có dầu bôi trơn giúp cánh quạt có thể quay tạo ra gió. Khi sử dụng lâu ngày, lớp dầu mỡ này bị khô đi, kèm theo bụi bẩn bay vào bám dính và vón cục với dầu làm cánh quạt không thể quay nổi, hoặc quay rất yếu. Để kiểm tra xem quạt nhà bạn có bị sự cố này không, bạn chỉ cần dùng tay quay cánh quạt. Nếu bạn thấy cánh quạt quay như bị cản, hoặc có tiếng kêu hơi rít thì bạn chỉ cần tháo cánh quạt ra, lau sạch ổ bạc, tra dầu mỡ vào. Bạn có thể dùng các loại dầu, thậm chí là dầu ăn, nhưng không nên tra dầu máy may vào vì có thể gây cháy quạt. Nếu ổ bạc bị mòn sẽ kéo theo trục bạc bị mòn theo và hỏng, bạn có thể mua mới bộ phận này để thay thế.



2. Cuộn dây quạt
Trong quạt có một bộ phận gọi là cuộn dây điện, dùng lâu ngày có thể bị đứt dây hoặc chập dây. Nếu bạn hiểu nhiều một chút về điện, bạn có thể tháo ra và kiểm tra rồi nối lại dây. Hoặc bạn ra tiệm điện mua cuộn dây mới có kèm hướng dẫn về thay thế. Thông thường, ổ bạc và trục không bị hỏng mà quạt quay chậm, yếu thì bạn nên kiểm tra cuộn dây điện này.

3. Hỏng công tắc
Một ngày chiếc quạt của bạn bật mãi không lên thì đó là công tắc đã bị hỏng. Đây là sự cố dễ khắc phục nhất vì bạn chỉ cần mua dầu bôi trơn có tên gọi WD40 và dùng nó xịt vào các rãnh bên cạnh công tắc. Sau đó, bạn bật đi bật lại các công tắc để dầu loang đều các rãnh là được.


 ​
4. Rơi cánh quạt

Cánh quạt được giữ với thân quạt nhờ một bộ phận gọi là trục quay. Theo thời gian sử dụng lâu dài, trục quay này có thể bị mòn dẫn đến không giữ được các cánh quạt, nhất là khi bật quạt ở số lớn thì lực ma sát mạnh giữa cánh quạt và trục quay bị mòn sẽ làm rơi cánh quạt. Bạn có thể ra tiệm điện mua trục quay mới về thay. Tuy nhiên, việc tự thay trục quay cho quạt phức tạp hơn so với các thao tác khác.



5. Quạt chỉ quay khi dùng tay khởi động
Quạt điện truyền thống thường hay gặp sự cố này sau một thời gian dài sử dụng. Sự cố này có 2 nguyên nhân, hoặc là do trục và bạc của quạt bị hỏng, hoặc là do cuộn dây đã bị chập. Bạn có thể phân biệt dựa vào tiếng kêu của quạt. Khi quạt chỉ quay khi dùng tay khởi động trước mà có tiếng kêu kèn kẹt từ quạt phát ra, bạn quay cánh quạt sang hướng nào thì nó quay hướng đó, đây là dấu hiệu cho thấy quạt bị hỏng tụ đề. Còn nếu không có hiện tượng trên thì chứng tỏ quạt bị hỏng ổ bạc. Đến đây thì bạn đã biết cách xử lý rồi vì hỏng tụ thì buộc phải thay tụ mới, còn do ổ bạc thì quay về xử lý theo phần sự cố 1.

Theo egiadung