Tình trạng máy phát điện bị nóng là trường hợp nhiệt độ của máy tăng cao quá mức, đôi khi kéo theo hiện tượng bốc khói hoặc có mùi khét khó chịu. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài có thể làm hỏng một số bộ phận bên trọng như: rotor cong vệnh, lõi tản nhiệt bị nóng chảy, vòng bi bị nóng chảy, …. Từ đó mà làm giảm hiệu suất hoạt động của thiết bị
Đồng thời, khi nhiệt lượng sản sinh ra nhiều còn tăng nguy cơ gây cháy nổ, tạo ra lượng khí thải độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người dùng. Và ảnh hưởng trực tiếp nhất chính là làm gián đoạn việc cung cấp điện sinh hoạt hàng ngày.
Có thể điểm danh một vài nguyên nhân khiến máy phát điện bị nóng như:
- Nhiệt độ môi trường cao: Khi nhiệt độ môi trường quá cao sẽ khiến cho máy bị quá nhiệt. Bởi mỗi một dòng máy sẽ có một phạm vi nhiệt độ hoạt động riêng.
- Máy phát điện hoạt động quá tải: Khi hoạt động quá công suất, máy phát cũng sẽ gặp tình trạng quá nhiệt và khiến thiết bị nhanh nóng lên
- Lỗi từ hệ thống làm mát: đây là bộ phận quan trọng giúp cho máy phát ngăn tình trạng quá nhiệt. Khi bộ phận này bị lỗi thì máy phát có thể xuất hiện tình trạng nóng, giảm hiệu suất hoạt động hay thậm chí quá tải
- Mức dầu quá thấp: khi mức dầu trong máy phát xuống mức thấp nhất cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải hay máy phát điện bị nóng
- Bộ phận thông giá bị lỗi: Khi này luồng khí xung quay thiết bị sẽ bị cản trở và nhiệt từ máy phát không thoát ra ngoài được.
- Tắc bộ phận lọc nhiên liệu: Bộ phận lọc nhiên liệu làm nhiệm vụ ngăn chặn bụi bẩn, nước … xâm nhập sâu vào bên trong động cơ. Nếu bộ phận này bị tắc sẽ khiến dòng nhiên liệu mới bị cản trở và gây ra hiện tượng quá nhiệt
- Máy điều nhiệt gặp sự cố: máy điều nhiệt có nhiệm vụ đóng/ mở dòng chảy của hệ thống làm mát. Do đó, nếu như bộ phận này bị lỗi thì động cơ của máy phát sẽ có dấu hiệu nóng lên
- Không thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng: đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho máy phát điện bị nóng
>>> Xem thêm: Cách chọn mua máy phát điện gia đình