TV QD - OLED là gì? Có khác gì so với OLED không?

TV QD - OLED là gì? Có khác gì so với OLED không?

Tại Hội chợ Điện tử Tiêu dùng (CES 2022) vừa rồi, một trong những công nghệ tiên tiến được khiến nhiều người ấn tượng đó chính là màn hình QD -OLED. Samsung Display đã dày công nghiên cứu dựa trên công nghệ màn hình OLED. Công nghệ màn hình này đã được tích hợp với những mẫu TV mới. Vậy TV QD-OLED có khác gì so với OLED? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết.

1.

Tổng quan những thông tin cần biết về TV QD -OLED

QD -OLED là gì? Đây là tên viết tắt của “quantum dot organic light-emitting diode”. Samsung Display đã nghiên cứu, phát triển và bật mí lần đầu tiên trong năm 2019 và sản xuất hàng loạt từ tháng 11/2021.

QD -OLED là phiên bản cải tiến từ công nghệ OLED. Theo Samsung Display công nghệ này có “ độ bao phủ màu rộng nhất trong các công nghệ màn hình hiện có. QD -OLED TV có thể bao phủ tới 99,8% gam màu DCI-P3.


Màn hình QD-OLED cũng tương tự như OLED ghi điểm với độ tương phản chân thực, màu đen tự nhiên cùng màu sắc sống động dù trong khung cảnh bóng tối hay ban ngày. Tấm nền QD -OLED sẽ tái tạo các vùng sáng với độ chi tiết cao hơn so với màn hình OLED hay bị cháy sáng. Góc nhìn tấm nền QD-OLED cũng rộng hơn nhờ công nghệ chấm lượng tử.

Công nghệ QLED trước đó của Samsung được phát triển dựa trên công nghệ LED cho chất lượng cao hơn nhưng vẫn không thể thay thế được OLED. QD-OLED TV hứa hẹn sẽ trở thành một lựa chọn mới, cạnh tranh mạnh mẽ với OLED TV.

Hiện nay, Sony đã thông báo sẽ ra mắt dòng sản phẩm mới Master Series A95K TV có kích thước 64,5 inch và 54,6 inch. Theo thông tin từ Sony thì các sản phẩm này có độ sáng cao hơn đến 200% nếu so sánh với các mẫu TV thông thường.

Samsung cũng đã xác nhận sản phẩm đầu tiên là  TV QD-OLED 4K với kích thước 65 inch. Được biết, TV hỗ trợ 4 cổng kết nối HDMI 2.1 với tốc độ làm tươi 144Hz và sản phẩm này sẽ được Samsung cung cấp thông tin trong thời gian tới.

2.

Sự khác biệt giữa QD -OLED TV và OLED TV

 Điểm khác biệt nổi bật nhất giữa hai dòng TV này nằm ở tấm nền sử dụng. Giữa tấm nền QD -OLED và OLED khác biệt bởi chấm lượng tử - những hạt bán dẫn siêu nhỏ. Chấm lượng tử sẽ phát sáng nếu được chiếu bởi ánh sáng có tần số nhất định. Theo đó, màu sắc tạo ra tuỳ thuộc vào bước sóng và thông số này phụ thuộc vào kích thước của chấm lượng tử (từ 2 – 10nm).

Còn với màn hình OLED sẽ sử dụng màu vàng và xanh dương để tạo ánh sáng trắng. Ánh sáng trắng sẽ chiếu tới các bộ lọc subpixel đỏ, xanh lá, xanh dương để tái tạo chân thực nhất các màu sắc hiển thị. Những tấm nền OLED đời mới sẽ được thêm một subpixel màu trắng cho các điểm ảnh nhằm cải thiện độ sáng trong khung hình bởi độ sáng màn OLED thấp hơn so với màn hình LED.


Màn hình QD -OLED sẽ tạo ra nguồn sáng bằng cách dùng vật liệu OLED xanh dương bởi ánh sáng xanh dương có năng lượng sáng mạnh nhất. Ánh sáng xanh dương này sẽ chiếu đến các chấm lượng tử để tái tạo màu sắc. Đó chính là lý do độ bao phủ màu của màn hình QD-OLED rộng hơn so với OLED.


Chấm lượng tử được Samsung sử dụng bởi cấu trúc đơn giản, đem lại hiệu quả sử dụng ánh sáng cao nếu so với khi ánh sáng đi qua lớp lọc bị hấp thụ một phần. Từ đó, màu sắc sẽ được tái tạo chính xác với mọi độ tương phản, hiện tượng mất màu được giảm tối đa. QD-OLED cho phép người dùng có thể xem với góc nhìn hẹp tốt hơn nhờ ánh sáng đồng nhất phát ra từ các chấm lượng từ.

Theo thông tin từ Samsung Display một chiếc QD-OLED TV có thể đạt độ sáng 200 nit toàn màn hình, hoặc 1.000 nit với vùng lấy sáng 10%. CNET cũng cho biết LG C1 OLED TV đạt độ sáng 800 nit với vùng lấy sáng 10%, trong khi LED TV có thể đạt độ sáng 2.000 nit.

Trên đây là những thông tin liên quan tới TV QD-OLED và OLED TV để giúp bạn có cái nhìn toàn diện về hai tấm nền được sử dụng. Đừng quên theo dõi Media Mat để cập nhật nhanh chóng những thông tin công nghệ mới nhất.