So sánh chip Intel Core i3, i5, i7 khi mua máy tính laptop

So sánh chip Intel Core i3, i5, i7 khi mua máy tính laptop

So sánh sự khác nhau giữa các chip Intel Core i3, i5, i7 khi mua máy tính laptop các đời haswell broadwell, skylake

1.

So sánh chip Intel Core i3, i5, i7 khi mua máy tính laptop

So sánh sự khác nhau giữa các chip Intel Core i3, i5, i7 khi mua máy tính laptop các đời haswell broadwell, skylake  

Intel Core i3, i5, i7 khác nhau như thế nào, và tại sao Intel lại có sự phân chia như vậy chứ không hợp nhất lại thành 1 dòng sản phẩm duy nhất? Và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một cách tương đối đầy đủ về dòng vi xử lí chuyên dụng dành cho cả máy tính để bàn lẫn laptop vẫn thường hay sử dụng. Thật sự đối với người bình thường mà nói, việc tìm ra điểm khác biệt giữa Intel Core i3, i5, i7 chẳng khác nào thách thức họ cả. Không giống với những linh kiện khác như ổ cứng, RAM có dung lượng cũng như tốc độ được nhà sản xuất chia ra theo một quy chuẩn rõ ràng được đặt sẵn từ trước, thì vi xử lí không hề như vậy.

Đôi khi, nhiều khi chúng ta nghe nói về một dòng vi xử lí tới 4-8 lõi, tốc độ xung nhịp bao nhiêu đó, nhưng lại thua một vi xử lí khác chỉ với lõi kép, thậm chí cả thua kém về xung nhịp nữa, nhưng lại có hiệu năng cao hơn hẳn. Thay vào đó, để đánh giá một cách thực sự về một vi xử lí, chúng ta có rất nhiều yếu tố để quan tâm, từ công nghệ sản xuất, đến số nhân, số luồng, xung nhịp, khả năng tạo môi trường ảo… và từ đó căn cứ theo nhu cầu sử dụng thực tế cần những gì để quyết định sao cho phù hợp nhất cũng như đảm bảo sự hoạt động đồng đều với các thiết bị khác đi kèm, đồng thời đem lại hiệu quả về kinh tế tốt nhất có thể.

Intel Core i3, i5, i7 – Tổng quan

Dòng vi xử lí Intel Core Inside của chúng ta lần đầu tiên được Intel đưa ra thị trường vào thời điểm năm 2011, như là một sự kế thừa và phát triển mạnh mẽ so với dòng Intel Core Duo trước đó. Cứ mỗi năm trôi qua, Intel lại có sự nâng cấp và cải tiến về công nghệ, cũng như quy trình sản xuất, thiết kế để đưa ra các thế hệ khác nhau của dòng này nhưng vẫn giữ nguyên vẹn cái tên như chúng ta vẫn thường biết đến Intel Core Inside Đến thời điểm này, lịch sử của dòng vi xử lí nổi tiếng này đã bước qua tới năm thứ 6 với sự xuất hiện của Intel Core Inside thế hệ thứ 6 mang tên mã Skylake hoàn toàn mới với những sự hứa hẹn về hiệu năng vượt trội so với người anh em thế hệ trước đó của mình là Broadwell.

Nhìn chung, trong cùng một thế hệ, Intel Core i7 mang hiệu năng tốt nhất, cũng như giá thành cao nhất, rồi đến những người anh em Core i5, và cuối cùng là Core i3. Chính vì lí do đó, mà thông thường, Intel Core i7 được sử dụng một cách rộng rãi trong các hệ thống máy tính lớn, hay những thiết bị chuyên dụng cho việc xử lí đồ họa, cũng như chơi game dành cho các game thủ chuyên nghiệp, vốn đòi hỏi một khả năng xử lí ở mức không tưởng.

Trong khi đó, Intel Core i5 được sử dụng một cách rộng rãi hơn trong hầu hết các thiết bị bởi sự cân bằng tương đối tốt giữa hiệu năng và mức giá, và Intel Core i3 thì khác, nó cập bến những thiết bị giá rẻ với mức cấu hình thấp, vì mức giá mà các thiết bị này sở hữu tương đối là phù hợp cho những ai cần một chiếc máy tính với nhu cầu sử dụng căn bản. Cái tên Core đã nói lên điều cơ bản nhất về dòng vi xử lí này của Intel. Tất cả các dòng CPU không riêng gì của Intel đều có ít nhất một Core, hay còn gọi là lõi ở bên trong đó, và mỗi lõi có thể đảm nhiệm khả năng xử lí theo một tiến trình khác nhau. Phần lớn số vi xử lí trong dòng Intel Core có từ 2 lõi vật lí trở lên bên trong đó, bên cạnh việc có thể có thêm 2 lõi ảo do phần mềm tạo ra, thường được Intel gọi là Hyper-Threading (xử lí đa luồng) Tuy nhiên, không phải bất cứ Intel i3, i5, i7 nào cũng chỉ có 2 lõi vật lí, mà nhiều khi, chúng ta sẽ còn thấy sự xuất hiện của con số 4, thậm chí là lên đến 12 lõi vật lí trong dòng Intel Core i7 Extreme Edition và chưa đi kèm lõi ảo do công nghệ Hyper-Threading tạo nên.

Thông thường, các lõi vật lí được đánh giá cao hơn rất nhiều so với lõi ảo khi nó mang lại hiệu năng tốt và nhanh chóng hơn do không phụ thuộc vào công nghệ cũng như sự hỗ trợ của BIOS. Như đã nói, trong nhiều năm trước đây, tốc độ xung nhịp là nhân tố quyết định đến chất lượng của các dòng vi xử lí bởi vì thời đó, đa số CPU trên thị trường của Intel được xây dựng trên công nghệ gần như giống nhau hoàn toàn với số lõi chỉ dừng ở mức 1 hoặc 2. Tuy nhiên, kể từ khi công nghệ Hyper-Threading thông minh được tích hợp, thì việc đánh giá dựa trên một yếu tố kể trên đôi khi làm sai lệch mọi thứ hoàn toàn khi đôi khi, một vi xử lí 4 lõi, với tốc độ khoảng 1.5GHz chẳng hạn, vẫn có thể hoạt động nhanh hơn tương đối nhiều so với thiết bị khác chỉ với 2 lõi mà có xung nhịp gấp đôi. Nhưng hiệu năng dĩ nhiên còn do nhiều yếu tố khác quyết định cũng như tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế khi các tác vụ cơ bản không dùng quá nhiều lõi của CPU để hoạt động, thì xung nhịp cao là điều cần thiết, trong khi các trò chơi, các tác vụ liên quan đến đồ họa lại tận dụng lợi thế về số lõi tốt hơn mà không cần xung nhịp quá vượt trội. Intel Core i3, i5, i7 – Số lõi

Hiện nay, ở dòng vi xử lí thế hệ thứ 6 mang tên Skylake, Intel phân nó ra làm hai phân khúc riêng biệt dựa trên tiêu chí về số lõi nhân của CPU giữa một bên là Core i3 với 2 lõi bên trong, và bên còn lại với sự hiện diện của những laptop core i5laptop core i7 với 4 lõi. Và đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa có sự góp mặt của con quái vật Intel Core i7 Extreme Edition, và có thể Intel sẽ tung nó ra thị trường trong thời gian sắp tới.

Intel Core i3, i5, i7 – Turbo Boost

Trước đây, khái niệm ép xung hay “overclock” thường được nhắc đến nhiều khi người dùng yêu cầu vi xử lí hoạt động với xung nhịp cao hơn những gì mà nhà sản xuất khuyến cáo nhằm mang đến hiệu năng tốt hơn. Đồng ý điều đó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy tốc độ xử lí cực kì cao, nhưng với việc hoạt động liên tục như vậy khiến cho CPU nhanh chóng bị giảm tuổi thọ. Mặc dù biết điều đó thực sự có hại, nhưng nhiều người vẫn thực hiện trên các thiết bị của họ, thậm chí có nhiều hướng dẫn liên quan đến “overclock” xuất hiện một cách tràn lan trên Internet.

Trước những yêu cầu đó, Intel đã tích hợp công nghệ Turbo Boost trên các dòng vi xử lí mới đây của mình, trong đó có cả Intel Core Inside. Nhìn chung, so với “Overclock”, thì Turbo Boost mang ý nghĩa không mấy khác biệt khi nó cho phép CPU hoạt động với tốc độ cao hơn vốn có để đáp ứng cho nhiều tác vụ yêu cầu. Nhưng so với Overclock, Turbo Boost mang nhiều lợi thế hơn, thứ nhất là không yêu cầu CPU hoạt động vượt ngưỡng trong toàn bộ thời gian của nó, thứ hai, công nghệ Turbo Boost có khả năng tự tính toán mức xung nhịp phù hợp dựa trên số lõi hoạt động thực tế, cũng như công suất và dòng điện cung cấp cho thiết bị, và nhiệt độ mà mỗi lõi đang tỏa ra. Vì vậy, mà Turbo Boost vẫn mang đến một hiệu năng tốt, và mạnh mẽ, nhưng duy trì tuổi thọ của CPU lên mức cao nhất có thể. Hiện nay, chỉ có dòng i5 và i7 mới được tích hợp công nghệ Turbo Boost, trong khi i3 thì không, nguyên nhân được lí giải là do sự hạn chế về phần cứng bên trong của nó cũng như giá thành đã khiến cho Turbo Boost không thể nào cập bến lên dòng này Bên cạnh công nghệ Turbo Boost, nếu người dùng vẫn muốn ép xung thiết bị trong toàn bộ thời gian hoạt động, Intel vẫn cho phép điều đó, nhưng chỉ có dòng vi xử lí với hậu tố K ở phía sau mới có thể thực hiện được, còn các dòng M hay U thì điều này lại không được phép.

Intel Core i3, i5, i7 – Bộ nhớ đệm

Mỗi một vi xử lí, để đánh giá hiệu năng thực sự của chúng, tốc độ xung nhịp không phải là yếu tố duy nhất, mà bên cạnh đó, chúng ta cần phải quan tâm đến bộ nhớ đệm được tích hợp bên trong nó. Thông thường, mỗi khi một lõi tiến hành xử lí, các thuật toán tạm thời đều được lưu trữ trong bộ nhớ đệm (cache) để sử dụng khi cần thiết và giải phóng sau khi tiến trình hoàn tất. Với dung lượng càng cao, khả năng lưu trữ các thuật toán càng nhiều, khiến cho việc xử lí càng nhanh, và vì thế mà nó từ lâu đã trở thành một tiêu chí đánh giá vô cùng quan trọng đối với CPU. Chỉ tính riêng ở thế hệ Skylake của Intel, Core i3 được tích hợp sẵn 4MB bộ nhớ đệm, trong khi con số này có thể lên 6MB với Core i5, và đạt ngưỡng 8MB trên Core i7. Có nhiều người sẽ hỏi là tại sao mà Intel không tách phần này ra, và sử dụng trực tiếp bộ nhớ RAM, thì câu trả lời nằm ở tốc độ truy xuất khi mà khả năng truy xuất dữ liệu trực tiếp từ các phần tử có mặt trên CPU cho tốc độ cao hơn so với việc phải truyền nhận từ các thiết bị ngoại vi, chưa kể là tránh sự phụ thuộc vào một ngoại vi bên ngoài CPU như là RAM.

Intel Core i3, i5, i7 – Công nghệ xử lí đa luồng (Hyper-Threading)

Trước đây, khi công nghệ xử lí đa luồng Hyper-Threading chưa xuất hiện, số lõi vật lí của một vi xử lí phản ánh số tiến trình tính toán được CPU thực hiện trong cùng một thời điểm. Đồng nghĩa với một CPU đơn nhân, số thuật toán xử lí chỉ là 1 không hơn không kém, và rồi lên lõi kép, hay lõi tứ thì cũng chỉ tối đa là 4 thuật toán mà thôi. Chính vì sự bất tiện đó, công nghệ Hyper-Threading ra đời với việc cho phép mở rộng khả năng xử lí đa luồng, nhiều tiến trình cùng một lúc trên 1 nhân vật lí thông qua sự phân chia tài nguyên sử dụng. Bởi vì thế, mà những Core i3 hiện nay, mặc dù chỉ có 2 lõi vật lí thực sự bên trong, nhưng có đến 4 thuật toán được thực hiện ở cùng một thời điểm, và Core i7 có thể nâng con số này lên 8 dựa trên 4 lõi vật lí. Riêng với Intel Core i5, công nghệ Hyper-Threading không được tích hợp, nhưng với 4 lõi vật lí có sẵn, nó vẫn cho khả năng xử lí tương đương Core i3, thậm chí là hiệu năng nhỉnh hơn so với việc xử lí ảo.

Intel Core i3, i5, i7 – Đồ họa

Trên CPU, chúng ta không đơn thuần chỉ thấy sự có mặt của lõi nhân cũng như linh kiện để cấu thành nó, mà bên cạnh đó còn sự góp mặt của card đồ họa tích hợp GPU nhằm giúp giao tiếp ban đầu với các thiết bị ngoại vi như màn hình để người dùng có thể tương tác ban đầu. Thông thường, trước đây, mỗi khi nhắc đến đồ họa tích hợp, chúng ta không mấy ấn tượng lắm về hiệu năng của chúng khi nó chỉ giống như bảo đảm sự tương tác với các thiết bị ngoài, còn sử dụng nó cho trò chơi, hay là đồ họa thì dường như điều đó ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên đó là trước đây, còn bây giờ, với sự phát triển của công nghệ, cũng như kích thước linh kiện ngày càng nhỏ mà đồ họa tích hợp cũng mạnh mẽ hơn trước đây khi có tốc độ xử lí thấp nhất từ 350MHz, và có thể lên đến 950MHz, hay 1.15GHz tùy dòng CPU, không khác gì những đồ họa rời, thậm chí là tốt hơn một số dòng hiện nay. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng thiết bị cho nhu cầu chơi game, hay đồ họa, thì việc trang bị một đồ họa rời bên cạnh đồ họa tích hợp là điều vô cùng cần thiết, một mặt đảm bảo hiệu năng được duy trì ở mức tốt nhất, đồng thời giảm đi áp lực phải xử lí cho chính CPU của bạn nhằm tăng tuổi thọ lên mức tối đa có thể Intel Core i3, i5, i7 – Khả năng sử dụng

Không chỉ đơn thuần là chúng ta có dòng Core i3, i5, i7, mà bên trong đó, chúng ta còn có sự phân biệt về khả năng sử dụng, từ dòng K, U đến M và nhiều hơn thế nữa. Trong khi những chiếc PC chọn phiên bản Core Inside thông thường nhằm đảm bảo hiệu năng, thì các Ultrabook hay Laptop lại hướng đến việc tích hợp các dòng M, U, vừa có hiệu năng tương đối ổn định, nhưng lại có thêm khả năng tiết kiệm năng lượng nhờ vào công suất hoạt động thấp hơn hẳn. Chính vì thế mà chúng ta cần cân nhắc một cách kĩ lưỡng để có thể chọn cho mình một CPU sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, cũng như thiết bị mình mong muốn.

Nguồn: vforum