Chúng ta thường có những hành động vệ sinh điện thoại smartphone tưởng như đúng nhưng thật chất nó lại đang "huỷ hoại" dần dần điện thoại của bạn, chủ yếu là ở phần màn hình. Trước khi đưa ra giải pháp, mình chia sẻ một số hành động vệ sinh sai cách
Tránh lau bằng cồn
Những loại smartphone mới hiện nay luôn phủ một bảo vệ trrên màn hình, lau bằng cồn rất sạch nhưng nó lại ăn mòn trực tiếp và khiến smartphone của bạn dễ bị trầy hơn. Tránh vệ sinh bằng nước lau kính
Cũng như dùng cồn, nước rửa kính có thể ăn mòn lớp phủ bảo vệ trên màn hình của bạn Tránh lau bằng khăn giấy khô, giấy ăn, giấy vệ sinh
Rất nhiều người cố gắng lau bằng khăn giấy khô để loại bỏ dấu vân tay, tuy nhiên nó vừa không sạch mà lại để lại bột giấy, sẽ càng tệ hơn khi bạn thấm giấy ướt và lau. Giải pháp
Nếu bạn có những dung dịch vệ sinh màn hình chuyên dụng thì tránh xịt trực tiếp thẳng lên màn hình. Tốt nhất nên xịt vào khăn trước rồi mới dùng khăn đó để lau màn hình.
Nên sử dụng các loại khăn có sợi lông nhỏ, lưa thưa hoặc microfiber để lau cho sạch, hiện đây cũng là lựa chọn tốt nhất để bạn có thể mang theo mỗi ngày, cứ bẩn là lấy ra lau.
Đối với lỗ loa ngoài và loa thoại, thường thì mình tỉ mỉ dùng tăm để khoét lấy bụi, nhớ đừng chọt vào. Cá nhânh mình cũng không khuyến khích sử dụng những dụng cụ thổi bụi vào phần loa vì bên trong nó rất nhạy cảm, lực gió mạnh có thể sẽ ảnh hưởng đến bên trong.
Điện thoại chống nước (IP67, IP68) chúng ta có thể yên tâm rửa bằng nước, nhưng tốt nhất phải là nước sạch, và tránh để ngâm hoặc xả dưới vòi phun nước có áp lực lớn. Mình từng gặp trường hợp vì áp lực dưới vòi nước quá lớn khiến điện thoại không thể cắm sạc được kể cả khi đã lau khô. Tóm lại không nên lạm dụng khả năng chống nước của smartphone.
Theo Internet