10 sai lầm nên tránh khi sạc điện thoại thông minh

10 sai lầm nên tránh khi sạc điện thoại thông minh

Có thể bạn chưa biết, sạc pin sai cách không những ảnh hưởng đến tuổi thọ pin mà còn gây mất an toàn. Sau đây là một số thói quen sai lầm khi sạc pin và cách khắc phục hiệu quả.

1.

10 sai lầm nên tránh khi sạc điện thoại thông minh

Có thể bạn chưa biết, sạc pin sai cách không những ảnh hưởng đến tuổi thọ pin mà còn gây mất an toàn. Sau đây là một số thói quen sai lầm khi sạc pin điện thoại và cách khắc phục hiệu quả.

1. Luôn để sạc trong ổ cắm

Ảnh: BrightSide

Bộ sạc liên tục rút điện khi nằm trong ổ cắm, ngay cả khi không gắn với điện thoại. Đây chính là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây tốn điện. Thêm vào đó, máy biến áp giải phóng nhiệt, khi tích tụ lâu có thể xảy ra chập cháy hoặc bắt lửa gây nguy hiểm cho gia đình. Vì vậy nếu không sử dụng, bạn hãy rút bộ sạc ra khỏi ổ cắm.

2. Sạc pin đầy đến 100%

Ảnh: BrightSide

Có thể bạn chưa biết, việc sạc pin điện thoại đầy 100% trong thời gian dài có thể rút ngắn tuổi thọ pin. Điều này được lý giải rằng, mỗi loại pin có chu kỳ sạc khác nhau, nếu luôn sạc đầy 100% trong thời gian dài sẽ vô tình khiến chu kỳ này bị rút ngắn, hay gọi nôm na là “chai pin”. Nguyên tắc chung là nên giữ pin ở mức 20% – 80%, chỉ nên sạc đầy 100% mỗi tháng một lần.

3. Luôn để pin cạn kiệt mới sạc lại

Ảnh: BrightSide

Tương tự với việc sạc đầy, để pin cạn kiệt cũng khiến tuổi thọ của máy bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi mức pin xuống dưới 20% là khoảng thời gian lý tưởng để sạc nhằm giảm thiểu sự thay đổi của chu kỳ sạc pin.

4. Sạc điện thoại qua đêm

Ảnh: BrightSide

Nếu có thói quen để điện thoại sạc suốt đêm, bạn cần dừng lại ngay lập tức. Điều này không chỉ gây lãng phí điện mà còn sạc nhiều hơn mức cần thiết, khiến pin nhanh bị chai. Thậm chí, sạc qua đêm còn tiềm ẩn rủi ro cháy nổ khi điện thoại tỏa nhiệt trong khi sạc.

5. Sử dụng điện thoại trong khi sạc

Ảnh: BrightSide

Sử dụng khi đnag sạc pin là thói quen của rất nhiều người. Điều này dẫn đến hiện tượng quá tải pin khi điện thoại phải làm 2 việc cùng một lúc. Nếu cần dùng khẩn cấp, bạn có thể rút điện thoại ra sử dụng sau đó cắm sạc lại sau khi xong việc.

6. Sạc điện thoại khi mức pin trên 20%

Ảnh: BrightSide

Liên tục sạc điện thoại ngay cả khi còn pin là thói quen nên thay đổi, bởi có thể khiến điện thoại nhanh hết pin hơn. Cách tốt nhất là nên sạc khi thực sự cần thiết, lý tưởng là khi mức pin dưới 20% và trên 5%.

7. Để nguyên ốp trong khi sạc

Ảnh: BrightSide

Một trong những “kẻ thù” chính của pin là nhiệt độ. Vì thế, ốp lưng để nguyên trong quá trình sạc có thể khiến pin và các thành phần bên trong khác của điện thoại nóng lên. Do đó, trước khi sạc điện thoại, bạn hãy tháo ốp lưng để tối ưu hóa hiệu quả tản nhiệt.

8. Dùng bộ sạc chung cho các dòng máy khác nhau

Ảnh: BrightSide

Mỗi điện thoại đều có bộ sạc tương thích, vì thế không nên thay thế bằng một thương hiệu khác hoặc một dòng máy khác. Nếu không sử dụng bộ sạc phù hợp, năng lượng truyền vào pin có thể quá nhiều hoặc quá ít, khiến hiệu quả sạc pin giảm đi đáng kể. Bộ sạc tốt nhất cho điện thoại là sạc đi kèm với máy khi mua. Nếu làm hỏng, bạn nên mua một chiếc tương tự cùng thương hiệu.

9. Sử dụng ứng dụng theo dõi pin

Ảnh: BrightSide

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng miễn phí có thể giúp bạn theo dõi hiệu suất pin, tuy nhiên bạn nên lưu ý về tính năng của chúng. Các ứng dụng phát triển bởi các nguồn không xác định có thể gây tốn pin do phần quảng cáo chạy trên nền ứng dụng. Vì vây, trước khi sử dụng một ứng dụng, bạn nên xac minh rõ nguồn gốc.

10. Sạc điện thoại bằng laptop

Ảnh: BrightSide

Nhiều người thường sử dụng laptop để sạc điện thoại, tuy nhiên hành động này mất thời gian hơn nhiều so với sử dụng ổ cắm thông thường, đồng thời không kích hoạt được tính năng “sạc nhanh” trên một số dòng máy. Nếu bạn muốn sạc pin nhanh và hiệu quả, ổ cắm bình thường sẽ là lựa chọn tối ưu nhất.


Theo BrightSide