Cách giữ ấm cổ họng trong những ngày lạnh

Cách giữ ấm cổ họng trong những ngày lạnh

Vào những ngày nhiệt độ xuống thấp, bạn rất dễ bị viêm họng nếu như không quan tâm, chú ý giữ gìn sức khỏe. Dưới đây là những cách giữ ấm cổ họng trong ngày lạnh mà bạn cần biết.

1.

Mặc nhiều áo, quàng khăn

Khi thời tiết trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp thì bạn rất dễ bị cảm lạnh nếu cơ thể không đủ ấm, dẫn đến viêm họng.

Vì thế, vào những ngày trời lạnh giá, cách giữ ấm cổ họng là bạn cần phải mặc nhiều áo, đặc biệt nên quàng thêm khăn ấm để bảo vệ cổ họng khỏi nhiễm lạnh.


2.

Không ăn, uống những đồ lạnh

Khi ăn kem hay uống nước lạnh trong những ngày thời tiết nhiệt độ xuống thấp có thể khiến cổ họng của bạn bị nhiễm lạnh, sưng và đau rát. Do đó, bạn cần hạn chế đồ uống, đồ ăn lạnh khi trời rét.

Thay vì uống nước lạnh, bạn nên uống nước ấm (37 – 45 độ C) sẽ giúp máu ở cổ họng lưu thông tốt hơn. Khi đó, các niêm mạc vùng hầu họng hoạt động hiệu quả hơn, từ đó nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng hạn chế nguy cơ xâm nhập của các tác nhân gây hại.


3.

Đừng quên đeo khẩu trang khi ra đường

Bảo vệ mũi cũng là cách giữ ấm cổ họng hữu hiệu. Bởi mũi và cổ họng có liên quan mật thiết với nhau, nếu mũi nhiễm lạnh thì sẽ xảy ra hiện tượng sổ mũi. Khi đó, nước mũi đặc quánh lại thì sẽ tập trung ở cổ họng thành đờm khiến cổ họng đau rát.

Do đó, khi ra ngoài đường vào những ngày trời lạnh bạn cần phải đeo khẩu trang để giữ ấm cho mũi, hơn nữa còn tránh hít phải khói bụi ô nhiễm.


4.

Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến xuất hiện vi khuẩn gây đau họng. Bên cạnh đó, bạn cũng không được bỏ qua việc vệ sinh bàn chải đánh răng bằng cách ngâm chúng vào nước ấm trước khi đánh răng vào buổi sáng để loại bỏ những vi khuẩn bám vào.


5.

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối góp phần khắc phục các triệu chứng của cảm lạnh thông thường, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp, hỗ trợ giảm triệu chứng đau họng, giảm vướng họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng. Nhờ vào tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn.


6.

Bổ sung vitamin cho cơ thể

Trong những ngày thời tiết trở lạnh, ngoài việc giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc quần áo ấm thì bạn cần phải bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, tránh cho cơ thể nhiễm lạnh.


Riêng đối với phòng bệnh hô hấp, cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A. Bởi vitamin A giúp tăng cường tế bào biểu mô của hệ hô hấp, tăng cường chất dịch nhày của hệ hô hấp. Những chất dịch nhày này ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng, vi khuẩn.

Những loại thực phẩm có chứa vitamin A như các loại rau màu xanh thẫm, quả màu đỏ, vàng như quả: đu đủ, dưa hấu, quả hồng, cà chua, rau dền đỏ, bưởi, cam, quýt...

Bên cạnh đó, bạn nên ăn các loại thức ăn có tính nóng, ấm như ăn thịt bò kho gừng,...các loại thức ăn, gia vị có chứa kháng sinh cao như: tỏi, nghệ để giữ ấm cơ thể.

7.

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Một số người cho rằng uống rượu có thể giúp giữ ấm cơ thể, tuy nhiên mọi đồ uống có cồn đều không tốt cho sức khỏe. Việc uống nhiều bia rượu và những loại đồ uống chứa cồn có thể khiến niêm mạc ở cổ bị kích thích. Điều này khiến tuyến niêm mạc họng tiết nhiều chất nhầy hơ.

Ngoài ra, khi dùng rượu bia, cổ họng cũng có thể tiết ra nhiều đờm, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây viêm, sưng đau niêm mạc.


Trên đây là những cách giữ ấm cổ họng hữu ích mà MediaMart tổng hợp lại được. Hy vọng với những cách trên sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt, không bị nhiễm lạnh khi nhiệt độ xuống thấp.