Cách làm lễ hóa vàng ngày Tết chuẩn phong tục truyền thống

Cách làm lễ hóa vàng ngày Tết chuẩn phong tục truyền thống

Biên tập bởi: Nguyễn Thị Lợi - Cập nhật ngày 04/01/2023 14:26
Lễ cúng hóa vàng là nghi thức không thể thiếu của mỗi gia đình Việt khi ngày Tết kết thúc. Lễ cúng này có ý nghĩa tiễn đưa các cụ về cõi âm, đồng thời thể hiện được lòng hiếu thảo với tổ tiên. Dưới đây là cách làm lễ hóa vàng ngày Tết chuẩn phong tục truyền thống mà bạn có thể tham khảo.

1.

Chọn ngày giờ tốt hóa vàng hết Tết

Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng còn tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu là khoảng từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, đa số các gia đình chọn ngày mùng 3 Tết để làm lễ hóa vàng hết Tết.

Năm 2023, mùng 3 Tết rơi vào thứ Ba, ngày 24/01/2023 dương lịch. Khung giờ tốt để thực hiện nghi lễ hóa vàng trong ngày mùng 3 Tết gồm:

Quý Mão (5h-7h): Ngọc Đường

Bính Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh

Mậu Thân (15h-17h): Thanh Long

Kỷ Dậu (17h-19h): Minh Đường

Ngoài ngày mùng 3 Tết hóa vàng như thông lệ, năm Quý Mão 2023, bạn có thể tham khảo thêm 3 ngày khá phù hợp khác để làm lễ hóa vàng hết Tết là mùng 4, 5 và 8 tháng 1 âm lịch.


2.

Mâm cỗ cúng hóa vàng

Lễ vật hóa vàng hết Tết thường được chuẩn bị giống với đồ lễ cúng gia tiên, bao gồm:

  • Hương, hoa
  • Rượu, nước
  • Mâm ngũ quả
  • Trầu cau
  • Đèn, nến
  • Tiền âm phủ, vàng mã
  • Bánh kẹo

Mâm cỗ cúng hóa vàng có thể là cỗ mặn hoặc cỗ chay với các món mang đặc trưng ngày Tết. Nếu là cỗ mặn thì không thể thiếu con gà trống, bát canh, đĩa xào, giò, hay nem rán.


3.

Nghi lễ cúng hóa vàng hết Tết


- Sau khi bày biện mâm cúng xong thì gia chủ sẽ tiến hành thắp hương và khấn bài cúng hóa vàng tiễn tổ tiên.

Tham khảo: Bài cúng hóa vàng Quý Mão 2023 chuẩn nhất

- Đến khi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái xin phép các cụ mang vàng mã đi hóa. Hạ lễ từ bậc thần rồi mới đến tổ tiên.

- Hóa vàng mã ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng chứ không lấy tùy tiện.

- Nên hóa của gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên để không nhầm lẫn. Đặc biệt, phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm thì sẽ hóa cuối cùng.

- Lúc hóa xong, phần tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu vì quan niệm xưa cho rằng phải như thế thì khi đến cõi âm các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.

- Phần mâm cơm cúng hóa vàng thì con cháu tề tựu đông đủ, cùng nhau dùng bữa cơm thân mật, vui vẻ, hóa lộc các cụ để lại.

Trên đây là cách làm lễ hóa vàng ngày Tết chuẩn phong tục truyền thống mà MediaMart tổng hợp lại được. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp gia chủ thực hiện nghi lễ hóa vàng chuẩn nhất để cầu may mắn cho cả năm.