Đây là một trong những thứ cần phải có trên bàn thờ cúng tổ tiên ngày Tết trong ngôi nhà của bạn. Thực chất, mâm ngũ quả xuất phát từ triết lý ngũ hành. Trong ngũ hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có sự tương sinh có ý nghĩa phát triển, vạn sự hanh thông. Sự tương khắc của ngũ hành có ý nghĩa con người cần phải biết chấp nhận và vượt qua khó khăn.
Mâm ngũ quả trong ngày Tết không chỉ có ý nghĩa tất cả đều may mắn mà cũng có những khổ đau, đen đủi. Tuy nhiên, người dân thường chú ý đến hạnh phúc. Do đó, mâm ngủ quả nên bày nhiều màu sắc xanh đỏ vàng tượng trưng cho may mắn, thành công nhiều hơn. Các màu sắc như đen, trắng, xám, nâu chỉ nên có vai trò chấm phá.

Vì văn hóa vùng miền mà cách bày mâm ngũ quả của ba miền cũng có những điểm khác biệt. Theo quan niệm của người Bắc, người miền Trung nải chuối có hình dáng như cánh tay Phật, nâng đỡ những con dân của mình. Người ta thường chọn những trái chuối có màu xanh. Bên cạnh đó, bưởi cũng là một trong những loại quả không thể thiếu trên mâm cơm. Chuối và bưởi có ý nghĩa sinh sôi, nảy nở đem lại những điều tốt đẹp, cầu mong cho sự nghiệp phát triển hanh thông.
Người dân miền Nam sẽ lựa chọn các loại quả để bày theo cách đọc chệch tên như: cầu (mãng cầu) xài (xoài) vừa (dừa) đủ (đu đủ) no (nho), hay Cầu xài vừa đủ sung (sung). Người miền Nam không lựa chọn chuối bởi đọc lệch thành chúi, kỵ cam bởi nghe giống cam chịu và quýt bởi cùng vần với quỵt.