Cách xử lí đồ ăn thừa ngày Tết

Cách xử lí đồ ăn thừa ngày Tết

Sau Tết các gia đình thường còn nhiều rất nhiều đồ ăn lại không biết cách bảo quản sẽ khiến thức ăn nhanh hỏng, lãng phí. Nếu bạn băn khoăn về vấn đề này hãy đọc bài viết dưới đây để MediaMart hướng dẫn bạn cách xử lí đồ ăn thừa ngày Tết bạn cần nắm được.

1.

Bánh chưng

Đây là một trong những món ăn quen thuộc ngày Tết rất nhanh bị hư hỏng. Nhất là trong thời tiết Việt Nam thường nóng ẩm vào những ngày khai xuân. Trong trường hợp gia đình bạn bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh bị mốc thì trước khi sử dụng bạn hãy loại bỏ phần mốc và ăn hết phần không bị mốc còn lại. Nếu bạn đặt bánh chưng trong nhiệt độ phòng lâu ngày sẽ bị mốc và lên mùi chua, không thể ăn được nữa.


Hoặc bánh chưng của bạn cũng có thể bị lại gạo nghĩa là còn sống. Cách khắc phục rất đơn giản là bạn hãy luộc bánh chưng với nước sôi.

Bạn hãy bảo quản bánh chưng bằng cách đặt bánh nơi thoáng mát trong nhiệt độ thường với bánh còn nguyên lá, tránh để bánh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hãy dùng bánh chưng trong vòng 7 đến 10 ngày.

Bạn hãy cho bánh trong tủ lạnh điều chỉnh nhiệt độ từ 5 đến 10 độ C hoặc ngăn đông để bảo quản từ 10 đến 20 ngày.

2.

Đồ ăn đã chế biến


Những món như thịt đông, cá kho, thịt kho thì bạn nên chia nhỏ những món này trước khi ăn thành nhiều phần theo khẩu phần ăn mỗi bữa. Như vậy những phần chưa ăn đến sẽ không bị ảnh hưởng và được bảo quản lâu hơn.

3.

Giò chả

Giò chả có nguyên liệu chính bao gồm nước mắm, thịt lợn nạc mỡ, hạt tiêu,… khó để bảo quản được lâu. Do đó, hãy áp dụng các cách sau:

Hãy đặt giò chả vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản từ 4 đến 6 ngày. Bạn có thể đặt chúng trong ngăn đá trong vòng 10 ngày.


Khi ăn bạn hãy rã đông bình thường rồi rán hoặc kho, xào lên. Nếu bánh đã lột lá hãy bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 5 đến 10 độ C.

4.

Lạp xưởng


Bạn không nên bảo quản lạp xưởng trong tủ lạnh. Hãy treo lạp xưởng để xung quanh giỏ, treo ở nơi thoáng mát rồi đặt một chén rượu trắng ở giữa. Công dụng của rượu trắng là xua đuổi côn trùng, giữ lạp xưởng không bị nhiễm khuẩn, đặt ở nơi khô ráo.

5.

Thực phẩm nguội


Một số các thực phẩm nguội được dùng phổ biến trong Tết như giăm bông, xúc xích, thịt hun khói,… nếu còn thừa ăn không hết, bạn hãy đặt vào ngăn đá điều chỉnh nhiệt độ thấp để dùng được lâu dài.

6.

Thịt bò


Trong trường hợp thịt bò không dùng hết hãy chia nhỏ chúng ra thành từng phần với liều lượng vừa ăn rồi đặt trong ngăn đá tủ lạnh. Mỗi khi ăn bạn hãy lấy từng phần một ra rồi rã đông và chế biến thành những món theo khẩu vị gia đình.

7.

Thịt gà luộc

Hãy đặt thịt gà luộc còn thừa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh rồi dùng trong 2 ngày. Trong trường hợp bạn muốn bảo quản lâu hơn hãy đặt thịt gà luộc trong ngăn đá khoảng 10 ngày. Hãy đem rã đông thịt gà rồi chế biến thành món ăn như canh gà, gỏi gà, gà kho,…


Trên đây là những cách xử lí thức ăn thừa ngày Tết mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.