Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà

Chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà

F0 điều trị tại nhà cần phải kết hợp chế độ điều trị và thực đơn dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Vậy bạn đã biết chế độ dinh dưỡng cho F0 như thế nào chưa? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được các thông tin chi tiết.

1.

Chế độ dinh dưỡng cho F0 không có triệu chứng

F0 không có triệu chứng có thể ăn theo chế độ như người khỏe mạnh bình thường. Hãy lưu ý ăn với lượng thực phẩm vừa đủ, ăn từ 15 đến 20 loại thực phẩm, cần đổi liên tục các loại thực phẩm trong ngày. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cân đối tỷ lệ giữa đạm động vật và thực vật; chất béo động vật và thực vật.

Đối với chất béo, nên sử dụng chất béo từ cá hoặc thực vật; hạn chế sử dụng chất béo từ gia cầm, động vật. Tránh ăn nhiều các loại thịt đỏ và bổ sung tăng cường các thực phẩm cá, hải sản hoặc trứng,…


Người trưởng thành nên tuân thủ thực đơn theo tỷ lệ 30% đến 50% đạm động vật trên tổng số chất đạm;  tỷ lệ lipid động vật/ lipid dưới 60%. Độ tuổi càng cao thì nên điều chỉnh lượng protein vừa phải, lượng protein hợp lý chính là 1/3 đạm động vật và 2/3 đạm thực vật.

Đối với trẻ nhỏ, để tăng cường sự phát triển của cơ thể thì nên ăn theo tỷ lệ 2/3 đạm động vật và 1/3 đạm thực vật.

Bạn cũng cần tăng cường ăn rau xanh, hoa quả xen kẽ trong các bữa ăn để tăng cường sức đề kháng. Theo đó, mỗi người sẽ cần từ 300 đến 400 gam rau mỗi ngày cũng như quả chín từ 200 đến 300 gam.

2.

Chế độ dinh dưỡng cho F0 có triệu chứng

F0 có triệu chứng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đặc biệt là đối với người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Theo đó, bạn cần ăn đủ lượng vừa phải, đa dạng cũng như cân đối các chất dinh dưỡng với số lượng bữa ăn từ 3 đến 5 mỗi ngày. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần tăng cường hoạt động thể lực phù hợp như tập thở hoặc chạy bộ tại chỗ trong thời gian từ 45 phút đến một giờ đồng hồ, tần suất 2 lần một ngày.

Có thể dấu hiệu nhiễm Covid 19 khiến người bệnh chán ăn hoặc ăn không ngon. Do đó, bạn cần chia thành nhiều bữa một ngày, lưu ý không nên ăn quá no dẫn đến khó thở.

3.

Chế độ dinh dưỡng cho F0 có bệnh lý nền

Đối với F0 có bệnh lý nền như cao huyết áp, đái tháo đường hay thừa cân cần nên thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ để phục hồi. Bệnh nhân cần thực hiện đúng chế độ ăn theo bệnh lý kết hợp với điều trị thuốc để đẩy nhanh quá trình điều trị.


Tùy từng bệnh nền mà sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau, người bệnh nên nghe theo sự tư vấn của bác sỹ dinh dưỡng.

4.

Chế độ dinh dưỡng cho F0 triệu chứng nặng

F0 nặng cần được chữa trị kịp thời ở các cơ sở y tế. Theo đó, tùy từng diễn biến, tình trạng bệnh mà các chế độ chăm sóc dinh dưỡng cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp.

Nếu F0 rối loạn ý thức, không thể tự ăn uống được thì sẽ sử dụng ống sonde dạ dày hoặc dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch.

Trên đây là các chế độ dinh dưỡng cho F0 cần biết để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi Media Mart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.