Giỗ tổ Hùng Vương ngày mấy? Ý nghĩa lịch sử, nguồn gốc của ngày này

Giỗ tổ Hùng Vương ngày mấy? Ý nghĩa lịch sử, nguồn gốc của ngày này

Giỗ tổ Hùng Vương ngày mấy? Nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa ngày này như thế nào là câu hỏi khiến không ít người băn khoăn. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Media Mart để nắm được thông tin chi tiết.

1.

Giỗ tổ Hùng Vương ngày mấy? Được tổ chức ở đâu?

Giỗ tổ Hùng Vương ngày mấy khiến nhiều người thắc mắc. Giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày 10/3 âm lịch hằng năm. Đây là ngày để người dân cả nước bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đối với vua Hùng đã có công dựng nước. Vào ngày này cán bộ, công viên chức nhà nước cũng như người lao động sẽ được nghỉ lễ.


Giỗ Tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một trong những ngày lễ hết sức quan trọng của người Việt Nam. Lễ hội thường được tổ chức tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. UNESCO đã công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”  là di sản văn hóa phi vật thể của người dân tộc ta vào ngày 06/12/2012.

2.

Ý nghĩa, nguồn gốc lịch sử của ngày giỗ tổ Hùng Vương

Nguồn gốc ngày giỗ giỗ tổ Hùng Vương được ghi chép từ thời Hồng Đức Hậu Lê. Từ thời nhà Đinh, nhà Lý cho đến nhà Trần, Hậu Lê vẫn duy trì hương khói trong đền. Người dân cũng thường xuyên đến cúng bái bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao của Đức Thánh Tổ.

Theo truyền thuyết dân gian Lạc Long Quân và Âu Cơ thì ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày thủy tổ của người Việt, cha mẹ các vua Hùng. Thời Hùng Vương lại là thời kỳ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc Việt Nam. Thời kỳ này là cột mốc để tạo dựng nên nền tảng văn hóa Việt Nam với truyền thống yêu nước.


Vậy ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương là gì? Đây là dịp được tổ chức để thể hiện lòng biết ơn đến Hùng Vương cũng như những bậc tiên nhân đã ngã xuống để bảo vệ độc lập dân tộc, chống lại giặc ngoại xâm. Đồng thời, ngày này cũng là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước tới các thế hệ mầm non của đất nước. Và toàn Đảng, toàn dân sẽ cùng chung một lòng hướng về những người đi trước, bày tỏ lòng thành kính và biết ơn như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.  

Ngày lễ này cũng là dịp để mỗi người dân tự hào, tự tôn dân tộc cũng như tô đậm thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ đó chúng ra sẽ nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, góp phần công sức nhỏ bé làm giàu cho dân tộc.

Trên đây là những thông tin liên quan đến giỗ tổ Hùng Vương ngày mấy cũng như nguồn gốc lịch sử của ngày này. Đừng quên theo dõi Media Mart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất nhé.