Trong đó, bài vị Thần Tài thường được khắc 4 chữ “Chiêu tài tiến bảo” hay câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim” với ý nghĩa cầu mong may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Tượng Thần Tài – Thổ Địa nên được đặt theo hai bên bàn thờ. Bạn nên đặt Thần Tài bên trái và ông Thổ Địa bên phải.
Bạn hãy đặt 3 hũ đựng gạo, muối, nước với đặt chính giữa bàn thờ. Bạn nên lưu ý chỉ được thay mới 3 hũ này vào cuối năm.
Bát hương cần đặt ở chính giữa bàn thờ. Bạn nên chọn loại bát hương chất liệu gốm sứ để lau dọn dễ dàng giúp bàn thờ thêm trang trọng, linh thiêng hơn. Bạn nên dùng khăn ướt mệnh Thủy để lau dọn bàn thờ mệnh Hỏa bởi Thủy khắc Hỏa. Trong quá trình lau dọn cần tránh xê dịch bát hương bởi có thể ảnh hưởng tới may mắn, tài lộc.
Lọ hoa và mâm ngũ quả hãy sắp xếp theo thứ tự lọ hoa bên phải và mâm ngũ quả bên trái. Thông thường các gia đình sẽ thường sử dụng các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền,…Bên cạnh đó, mâm ngũ quả thì thường bày 5 loại quả khác nhau tương trưng cho ngũ hành như bưởi, chuối xanh,… theo đặc trưng của từng vùng miền. Trong trường hợp bàn thờ chật có thể đặt mâm ngũ quả dưới đất chính giữa và sát với khám thờ Thần Tài – Thổ Địa.
Kỷ thờ thì bạn bỏ khay, xếp 5 chén nước thành hình chữ thập mang ý nghĩa ngũ phương và ngũ hành. Cóc ba chân nên được đặt bên trái cạnh mâm ngũ quả để thu hút tài lộc, may mắn cũng như vượng khí. Hãy đặt tượng cóc hướng quay ra ngoài vào buổi sáng và buổi tối thì quay vào trong.
Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng bên trên nên đặt trên đất mang ý nghĩa giữ của cải không trôi đi.
Trên đây là cách trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết chuẩn xác nhất mà bạn cần nằm lòng để vừa thể hiện lòng thành kính vừa tăng sự linh thiêng. Hãy lưu lại để áp dụng trong ngày này nhé. Đừng quên theo dõi Media Mart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.