Làm gì để có sức khỏe chống lại dịch Covid-19?

Làm gì để có sức khỏe chống lại dịch Covid-19?

Nhiều bạn trẻ chỉ ưu tiên uống vitamin C thường xuyên để tăng sức đề kháng, ngại ra ngoài tập thể dục vì sợ lây nhiễm Covid-19... Vậy đâu là cách để có sức khỏe tốt chống lại dịch bệnh?

1.

Làm gì để có sức khỏe chống lại dịch Covid-19?

Nhiều bạn trẻ chỉ ưu tiên uống vitamin C thường xuyên để tăng sức đề kháng, ngại ra ngoài tập thể dục vì sợ lây nhiễm Covid-19... Vậy đâu là cách để có sức khỏe tốt chống lại dịch bệnh?

Tập thể dục hợp lý, ăn uống đầy đủ chất… là một trong những cách để tăng sức đề kháng chống lại dịch bệnh

Chỉ vitamin C có tăng được sức đề kháng?

Đang làm nhân viên lễ tân tại resort Duyên Hà (Cam Ranh, Khánh Hòa), công việc thường xuyên tiếp xúc với du khách nên Phan Thị Thu rất xem trọng việc bảo vệ sức khỏe để phòng chống lại dịch bệnh.

Thu kể: “Ngoài việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên thì mình uống nước cam mỗi ngày, không những thế còn mua thêm vitamin C uống để tăng sức đề kháng. Nói chung mình ưu tiên bổ sung vitamin C, vì mình nghe nói sức đề kháng cao, hệ miễn dịch tốt thì khả năng mắc bệnh sẽ thấp hơn”.

Bàn về vấn đề dinh dưỡng trong mùa dịch Covid-19, bác sĩ Phan Thị Hiền Thu, BSCK1 Nhi - Dinh dưỡng, Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc, khẳng định: “Không có chất dinh dưỡng nào là tốt tuyệt đối trong việc tăng sức đề kháng giúp chống lại dịch bệnh, mà phải là một chế độ ăn càng đầy đủ, càng đa dạng càng tốt”.

Cồn trong rượu, bia không diệt được vi rút

Trước thông tin nhiều bạn trẻ cho rằng uống rượu, bia có thể diệt được vi rút, bác sĩ Duy khẳng định: “Cồn từ 60 độ trở lên sẽ diệt được vi khuẩn và vi rút nếu tiếp xúc trực tiếp và thời gian ít nhất 20 giây. Rượu, bia có nồng độ cồn không đủ mức độ để tiêu diệt vi sinh vật. Ngoài ra, khi uống rượu, bia vào thì được hấp thu qua ruột, vào máu và được chuyển hóa qua gan ngay sau đó, cho nên máu sẽ không “chứa” cồn 60 độ để đủ sức tiêu diệt vi khuẩn hay vi rút”.

Theo bác sĩ Thu, khi thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ giảm sản xuất các kháng thể, bổ thể và các miễn dịch trung gian tế bào, giảm tiết các chất nhầy có tính chất bảo vệ ở da, niêm mạc khiến chúng ta dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Bên cạnh đó, thiếu chất dinh dưỡng còn giảm tiết lysozymes và các dịch dạ dày làm cho quá trình tiêu hóa kém hơn... Vì vậy khi thiếu dinh dưỡng, các chất đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể chắc chắn sẽ giảm sút.

“Hệ miễn dịch phức tạp và đòi hỏi rất nhiều yếu tố cấu thành cũng như nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Chúng ta thường sai lầm là hay tin vào một cái gì đó để làm mình khỏe lên, như cứ nghĩ chỉ uống vitamin C là sẽ tăng sức đề kháng, mà lại bỏ lơ đi các chất khác trong chế độ ăn hằng ngày, như vậy sẽ làm mất cân đối”, bác sĩ Thu nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Thu, chế độ dinh dưỡng cần cân đối giữa các nhóm chất đạm, tinh bột và rau củ quả.

Trong đó, nhóm chất đạm động vật như thịt, cá, tôm, cua trứng và đạm thực vật như các loại đậu đỗ, nấm đều có nhiều chất sắt, kẽm là những thành phần chính của kháng thể để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Các thành phần trong rau củ quả có nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng, tạo khả năng miễn dịch. Vitamin nhóm B có nhiều trong lớp cám của gạo, ngũ cốc… để tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng để tạo năng lượng. Ngoài ra, các vitamin khác như A, D, E là những vitamin đặc biệt trong việc chống ô xy hóa, giúp biệt hóa các tế bào biểu mô, là hàng rào quan trọng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi trùng…

(Theo thanhnien.vn)