Những quan niệm sai lầm về tiết kiệm điện
Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 03/03/2023 13:52
Nhiều gia đình muốn tiết kiệm chi phí chi tiêu nên áp dụng các cách tiết kiệm điện. Thế nhưng không phải ai cũng biết được cách tiết kiệm điện đúng đắn. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm về tiết kiệm điện mà không ít người mắc phải.
1.
Tắt bật điều hòa liên tục
Một số người khi ra khỏi phòng là tắt điều hòa dù ra ngoài không lâu và lại bật điều hòa ngay khi vào phòng. Hoặc cũng có người chỉ bật điều hòa khi thấy nóng và tắt đi khi lạnh. Thói quen tưởng chừng là tiết kiệm điện này sẽ khiến thiết bị nhanh chóng hư hỏng, tiêu tốn điện năng đáng kể. Bởi mỗi lần khởi động lại điều hòa sẽ lại tiêu tốn lượng điện năng đáng kể. Do đó, người dùng chỉ nên duy trì nhiệt độ ở mức từ 28 đến 28 độ nhằm đảm bảo hơi lạnh sẽ lan tỏa được đến khắp phòng.
2.
Để các thiết bị ở chế độ chờ
Nhiều người có thói quen khi không sử dụng thì để laptop ở chế độ chờ để tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên ngay cả khi ở chế độ chờ laptop vẫn sẽ tiêu thụ lượng điện năng nhỏ. Trong quá trình này, nếu nguồn điện xảy ra trục trặc sẽ gây nên cháy nổ, chập điện. Do đó khi không sử dụng để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện thì cách tốt nhất là bạn nên tắt hẳn máy tính của mình.
3.
Tháo phích cắm điện tủ lạnh khi không dùng
Nếu ngắt điện tủ lạnh khi không sử dụng quá lâu sẽ khiến giàn lạnh và nóng bên trong tủ lạnh nhanh hư hỏng do bị oxy hóa. Hơn nữa, khi cắm điện tủ lạnh lại thì thiết bị sẽ phải làm lạnh từ đầu gây tiêu tốn lượng điện năng đáng kể.
4.
Tắt điện khi đi khỏi phòng
Đây là một trong những thói quen của hầu hết người dùng để tiết kiệm điện. Thế nhưng, cách làm này phù hợp nhất đối với đèn sợi đốt. Còn đối với đèn huỳnh quang, tắt đèn khi ra khỏi phòng sẽ tiêu tốn điện năng đáng kể. Do đó, nếu bạn chỉ ra khỏi phòng trong thời gian ngắn thì không nên tắt đèn.
5.
Đặt quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh
Một số người cho rằng bỏ nhiều thức ăn để làm lạnh một lần cho tiết kiệm điện. Thế nhưng quá nhiều thực phẩm sẽ khiến tủ lạnh phải nâng cao hiệu suất hoạt động để bảo quản mọi thực phẩm trong tủ. Do đó việc làm này chỉ khiến thiết bị tiêu hao điện năng nhiều hơn so với bình thường.
6.
Dùng chế độ ủ của nồi cơm điện quá lâu
Để nồi cơm ở chế độ ủ và cắm điện trong thời gian dài sẽ khiến tiêu hao lượng điện năng đáng kể. Vì vậy, hãy chỉ ủ cơm trong khoảng thời gian nhất định của nhà sản xuất để cơm vừa ngon lại tiết kiệm điện hiệu quả.
Căn cứ vào từng công suất, loại nồi và dung tích mà lượng điện năng ở từng nồi cơm điện cũng có sự khác biệt khoảng từ 40W đến 150W. Nếu bạn bật chế độ ủ cơm trong khoảng 10 tiếng thì có thể tiêu tốn 0.4 đến 1.5kWh.
7.
Không vệ sinh lớp băng trên ngăn đá tủ lạnh
Không ít người lầm tưởng rằng lớp băng dày trên ngăn đá tủ lạnh sẽ giúp đá nhanh đặc hơn, tối ưu điện năng.
Thế nhưng lớp băng dày sẽ thu hẹp lại không gian, cản trở đến luồng khí lạnh đi đến mọi ngóc ngách trong ngăn tủ làm tủ lạnh phải hoạt động liên tục làm tiêu hao lượng điện năng.
Vì vậy, hãy vệ sinh thường xuyên tủ lạnh để thiết bị hoạt động tốt hơn, tối ưu điện năng hiệu quả.
8.
Dùng quạt trần thay cho điều hòa
Quạt trần sẽ giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn giúp không gian dễ chịu, thoáng mát, không thể làm mát phòng. Do đó, dù thời gian bạn mở quạt điều hòa bao lâu thì vẫn không thể thay đổi được nhiệt độ phòng.
Vì vậy nếu muốn thay đổi nhiệt độ phòng bạn nên mua điều hòa. Khi ra khỏi phòng hãy tắt quạt trần để tiết kiệm điện cho gia đình.
Trên đây là những quan niệm sai lầm về tiết kiệm điện mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật những tin tức hữu ích nhanh chóng nhất.