Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền

Biên tập bởi: Nguyễn Thị Lợi - Cập nhật ngày 16/01/2024 16:11

Vào dịp Tết cổ truyền, các gia đình đều có tục lệ bày mâm ngũ quả để dâng lên ban thờ gia tiên. Bày mâm ngũ quả ngày Tết đã trở thành phong tục tốt đẹp của người Việt trên khắp mọi miền. Vậy bạn đã biết ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì hãy đi tìm câu trả lời dưới bài viết này nhé!

1.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả thông thường gồm 5 loại quả với các màu sắc khác nhau tượng trưng cho quy luật âm dương ngũ hành là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Theo quan niệm của người Đông Á và Đông Nam Á, số 5 tượng trưng cho sự may mắn, mọi điều tốt đẹp. Con số 5 còn thể hiện ước muốn trong năm mới gia chủ sẽ đạt "Ngũ phúc lâm môn": Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh. Người ta thường bày mâm ngũ quả thể hiện mong muốn những điều may mắn và tốt lành cho năm mới.

Ngoài ra, các loại quả được lựa chọn để bày mâm ngũ quả cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tùy đặc điểm khí hậu và quan niệm truyền thống của từng vùng mà mâm ngũ quả sẽ gồm những loại quả nào.

Nhưng nhìn chung, tất cả những loại quả được trưng bày đều là những quả tượng trưng cho những điều tốt lành và các loại trái cây phải tươi ngon và trông đẹp mắt, màu sắc mâm ngũ quả hài hòa. Người xưa thường căn cứ vào hình dáng, màu sắc của các loại quả để gán cho nó các ý nghĩa tượng trưng.

2.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền

Miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả truyền thống thường có chuối, bưởi, hồng, đu đủ, cam, quýt, đào, phật thủ, sung, lê, táo, lựu…

Theo quan niệm dân gian, chuối có cuống chụm vào nên tượng trưng cho sự sum họp gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về.

- Bưởi tượng trưng cho sự thành đạt và thịnh vượng.

- Quả hồng tượng trưng cho phú quý và may mắn.

- Quả đào tượng trưng cho hạnh phúc và hy vọng tương lai.

- Quả cam quýt tượng trưng cho sức khỏe và thành công.

- Quả lựu thể hiện mong ước của mọi người là cầu mong năm mới sung túc, con đàn cháu đống.

- Phật thủ có hình dáng tựa bàn tay, cầu mong tổ tiên, Trời Phật chở che trong năm mới.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền

Miền Nam

Mâm ngũ quả ở miền Nam thường được lựa theo cách phát âm gồm những quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài, tương ứng với cách phát âm “cầu sung vừa đủ xài”. Ngoài ra, có thể thêm quả dứa hay còn được gọi là quả thơm thể hiện sự vững vàng và mong muốn con cháu đầy nhà.

Mâm ngũ quả người miền Nam thiếu vắng quả chuối vì phát âm tiếng miền Nam gần giống "chúi" thể hiện sự khó khăn, làm ăn không phất. Ngày Tết, cũng ít người trưng quýt, lê, táo với tâm niệm "quýt làm cam chịu"; lê, táo (bom) thì thất bát.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền

Miền Trung

Khác với miền Bắc hay miền Nam, người miền Trung thường hay bày mâm ngũ quả đơn giản hơn, mùa nào thức nấy với quan niệm chỉ cần gia chủ thành tâm dân cúng tổ tiên.

Các loại trái cây thường thấy trên mâm ngũ quả ở miền Trung là chuối, thanh long, xoài, cam, quýt, sung…

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền

Các loại quả trong mâm tuy mỗi vùng miền có khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện giá trị văn hóa "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", tỏ lòng thành kính, biết ơn ông bà tổ tiên và cầu mong một năm mới bình an, sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt.

Trên đây là ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng, với những thông tin mà MediaMart chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hóa cổ truyền của dân tộc ta.  

Tổng hợp