"Bách khoa" bí kíp giặt quần áo bằng máy giặt bạn nên biết

Máy giặt đang thay thế công việc của con người trong việc làm sạch quần áo, vì vậy, để vừa nhàn vừa có bộ quần áo thơm tho, giặt xong không bị nhăn, hãy lưu ngay những mẹo nhỏ hữu ích này nhé!

1.

"Bách khoa" bí kíp giặt quần áo bằng máy giặt bạn nên biết

Máy giặt đang thay thế công việc của con người trong việc làm sạch quần áo, vì vậy, để vừa nhàn vừa có bộ quần áo thơm tho, giặt xong không bị nhăn, hãy lưu ngay những mẹo nhỏ hữu ích này nhé!

Quần áo giặt bằng máy giặt thường bị nhăn, ít thơm và đôi khi còn hơi có mùi ẩm mốc kiểu "máy giặt"... mọi người thường cho đó là điều đương nhiên do giặt máy thì không thể nào tự điều chỉnh lực tay để quần áo không bị nhăn như giặt tay được, cũng không được thơm bằng việc tự hòa nước xả vải và ngâm như khi giặt tay là chuyện bình thường. Thế nhưng, nếu bạn biết đến những mẹo bên dưới, bạn sẽ thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về việc cam chịu thực tế giặt đồ bằng máy sẽ bị nhăn, ít thơm hơn giặt tay đấy.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Để quần áo bớt nhăn, khi giặt máy hãy cho một trong những vật sau vào giặt cùng quần áo:

1. Sử dụng túi giặt
Túi giặt là sản phẩm thiết kế dành riêng cho việc giặt máy, dù là máy cửa trước hay cửa trên đều rất hữu dụng. Bởi túi giặt không chỉ giúp quần áo bớt bị nhăn mà còn hạn chế tình trạng loang màu, phai màu của quần áo màu đậm sang quần áo màu nhạt. Hơn thế nó còn giúp giữ dáng quần áo, tránh tình trạng bai dão, biến dạng vì lực quay của máy giặt.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Cách giặt: Cho quần áo vào túi giặt, đảm bảo một không gian túi còn rộng để quần áo có chỗ đảo qua lại trong quá trình giặt. Nên chọn loại túi giặt lưới cho quần áo bình thường và túi giặt mắt nhỏ cho quần áo bằng chất liệu satin, lụa, chiffon...

2. Chai nhựa
Quần áo giặt bằng máy cửa trên thường bị cuộn tròn, nhăn nhúm do lồng giặt xuay tròn trong khi vắt, xả nước. Để hạn chế tình trạng quần áo cuốn vào nhau bị nhăn hãy cho hai chai nhựa rỗng vào lồng giặt để giặt chung.

Ảnh: Internet

Cách giặt: Cho 2 vỏ chai nhước khoáng rỗng vào máy, không nên vặn nắp quá chặt và giặt chung với quần áo như bình thường. Chai nhựa sẽ giúp giảm ma sát giữa các bộ đồ với nhau, tăng sự khuấy động qua lại của dòng nước từ đó khiến quần áo sạch hơn, vải bền hơn.

3. Dùng giấy nhôm
Giấy nhôm có tác dụng là mềm quần áo, giảm hiện tượng xơ vải bám vào quần áo và giảm lực tĩnh điện trong khi máy vắt.
Cách giặt: Vo những miếng giấy nhôm to bằng tờ giấy a4 thành các cục tròn chắc chắn có đường kính khoảng 3-5cm, cho vào máy giặt cùng quần áo bẩn như bình thường.

Ảnh: Internet

Muốn quần áo giặt bằng máy được thơm mùi nước xả vải là việc không hề khó, nếu bạn biết áp dụng những cách này:

1. Cho lượng nước xả phù hợp
Chúng ta thường có thói quen cho 1 nắp nước xả vào ngăn đựng nước xả, thế nhưng ta lại quên mất  khi ngâm quần áo, máy giặt thường dùng lượng nước lớn hơn lượng nước chúng ta vẫn dùng để ngâm nước xả khi giặt tay. Vì vậy, 1 nắp nước xả là không đủ với một mẻ quần áo giặt máy. Hãy cho lượng nước xả tới vạch tiêu chuẩn của máy, lần giặt tới bạn sẽ nhận ra điều khác biệt đấy.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

2. Giặt lượng quần áo phù hợp
Chúng ta thường có thói quen để máy đầy thì giặt để tiết kiệm điện nước và thời gian phơi đồ, thế nhưng lại vô tình khiến quần áo không được sạch, thơm và còn khiến máy giặt nhanh hỏng hơn với cách làm thiếu khoa học này. Bởi máy giặt có quy định trọng lượng tối đa cho lượng quần áo giặt mỗi lần là bao nhiêu, và chỉ cần lượng quần áo đầy tới 2/3 máy giặt là đã đủ trọng lượng mà máy quy định rồi.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

3. Đổ trực tiếp nước xả vào máy
Nhiều người có thói quen đổ trực tiếp nước xả vào lồng giặt, việc làm này không chỉ khiến quần áo trực tiếp bị đổ nước xả lên sẽ bị phai màu, bạc màu hơn quần áo khác mà còn khiến nước xả không được hòa tan đều và khiến quần áo cái thì thơm nồng cái thì chẳng có mùi gì.

Ảnh: Internet

4. Máy giặt bẩn
Máy giặt bẩn cũng là một nguyên nhân chính khiến quần áo có mùi và không được thơm dù có cho nhiều nước xả. Bạn nên thường xuyên vệ sinh lồng giặt bằng viên/bột tẩy lồng giặt, loại bỏ cặn quần áo trong ngăn chứa cặn bẩn và để mở máy sau khi giặt để hơi ẩm trong máy thoát ra hết, tránh tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Đồng thời, hãy đặt giỏ quần áo bên cạnh khu giặt giũ để đựng quần áo bẩn và chỉ bỏ quần áo vào máy trước khi bấm máy giặt để quần áo không bị "ủ" trong không gian kín quá lâu.

Ảnh: Internet

Một số lưu ý khác khi dùng máy giặt:
- Với các quần áo có khóa kéo kim loại, dây xích, phụ kiện bằng kim loại, nên bỏ trong túi giặt để khi quay không làm trầy xước lồng giặt, cũng tránh cho quần áo bị hỏng do tác động của dòng nước.
- Phân loại quần áo cẩn thận và tránh giặt chung đồ màu với đồ trắng; chỉ giặt lượng quần áo vừa đủ để máy hoạt động tốt nhất và quần áo được giặt sạch sẽ, thơm tho nhất.
- Thường xuyên kiểm tra các vị trí có thể quan sát bằng mắt thường trong máy và vệ sinh máy định kỳ.

 

Theo vov