Độ phân giải và tần số quét màn hình Laptop Gaming là hai yếu tố quan trọng mà người dùng quan tâm khi lựa chọn. Cùng FPT tìm hiểu thêm về hai yếu tố này nhé.
1. Resolution (Độ phân giải)
Độ phân giải màn hình dùng để chỉ số lượng các điểm ảnh hiển thị trên màn hình và thường được gọi là pixels. Các chỉ số này càng lớn thì màn hình hiển thị càng chi tiết. Một số độ phân giải phổ biến hiện nay là:
Độ phân giải HD:
HD chính là viết tắt từ hai chữ tiếng anh High Definition có nghĩa là độ nét cao. Màn hình HD có độ phân giải 1280 x 720 pixel. Ở độ phân giải này, màn hình cho hình ảnh chân thực, rõ nét phù hợp với các công việc văn phòng. Ngoài ra hiện nay các dòng laptop thường được nâng độ phân giải HD lên mức 1366 x 768 pixel để cho hình ảnh hiển thị tốt hơn cũng như phù hợp với tỷ lệ màn hình 16:9 phổ biến hiện nay.
Độ phân giải FULL HD:
Độ phân giải Full HD 1920 x 1080 pixel tức là ảnh hình chữ nhật có 1920 điểm ảnh ngang và 1080 điểm ảnh. Nhân hai giá trị này thì ta được 2.073.600 triệu điểm ảnh. Có thể nói một chiếc laptop có độ phân giải Full HD sẽ có hình ảnh rõ nét và chân thực gấp 2 lần so với độ phân giải HD. Đây cũng là độ phân giải màn hình được nhiều gamer lựa chọn nhất khi chọn mua Laptop Gaming.
Độ phân giải 2K, 4K:
Cao hơn Full Hd, độ phân giải 2K 4K cũng đang được các hãng sản xuất thử nghiệm và phát triển ngày càng nhiều. Dựa trên 1 số hình ảnh có thể thấy độ phân giải 2K và 4K cho hình ảnh sắc nét chi tiết hơn. Mang đến cảm giác chân thực khi chơi game hay xem video, đặc biệt là 1 số video có độ phân giải lên đến 2K. Tuy nhiên việc sử dụng một màn hình 2K hay 4K sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lương, làm rút ngắn thời lượng pin của Laptop. Đồng thời cấu hình của laptop cũng phải rất mạnh đề phù hợp với loại màn hình này.
Có thể nói sử dụng một màn hình có độ phân giải cao sẽ cho chất lượng hiển thị rõ nét và chân thực hơn, Tuy nhiên nếu độ phân giải lên quá cao mà chưa có các công nghệ màn hình phù hợp để điều tiết sẽ dẫn đến việc hình ảnh và chữ viết trên các chương trình trở nên nhỏ hơn. Mắt sẽ phải liên tục điều tiết để xem được những nội dung đó, gây hại cho mắt nếu sử dụng trong thời gian dài. Trên thực tế, việc sử dụng một màn hình có độ phân giải Full HD ( 1920 x 1080 pixel ) là đủ để mang lại trải nghiệm tốt khi 'chiến' các game phổ biến hiện nay.
2. Tần số quét màn hình
Tần số quét là số lượng khung hình mà mắt bạn nhận được từ màn hình laptop trong vòng một giây được tính bằng đơn vị Hz. Ví dụ như 1 màn hình laptop có tần số quét là 60 Hz có nghĩa là nó có thể hiển thị 60 khung hình/giây. Tần số quét cao sẽ cho ra chất lượng hình ảnh chân thực mượt mà và rõ nét hơn. Nếu tần số quét thấp thì hình ảnh của bạn có thể bị nhòe, chuyển động không chân thực nhất là các pha chuyển động nhanh. Do đó, các chi tiết nhỏ trên n ảnh cũng có thể không được rõ ràng và bắt nét đúng.
Nguyên tắc hoạt động của tần số quét là vẽ lần lượt từng điểm trên màn hình từ trái sang phải thành một dòng, hết dòng trên xuống dòng dưới cho tới khi hoàn tất một khung hình. So sánh tần số quét 60hz và 120hz, có thể thấy rõ những Laptop Gaming có tốc độ quét hình càng nhanh thì sẽ cho ra hình ảnh mịn cũng như chuyển động mượt mà, hình ảnh sẽ được xuất hiện nhanh hơn, tạo cảm giác thật hơn khi chơi game tốc độ cao.
Đối với gamer, tần số quét cố định là một vấn đề vì hình ảnh được cập nhật ở những khoảng thời gian cố định (interval), còn bộ xử lí đồ họa (GPU) lại có thời gian dựng khung hình rất khác nhau, có lúc chậm lúc nhanh tuỳ theo chất lượng hình ảnh. Kết quả là hình ảnh cho mỗi khung hình phải thay đổi liên tục. Nếu một khung hình có tần số quét trung bình thì sẽ thấy hình ảnh bị răng cưa, đó là hậu quả của màn hình hiển thị một phần của khung hình cũ và một phần của khung hình mới. Răng cưa là ví dụ rõ ràng nhất khi gặp những khung hình chuyển động nhanh, và điều này khiến gamer rất khó chịu. Do đó hiện nay, các hãng chuyên về card màn hình rời đã phát triển rất nhiều công nghệ màn hình nhằm kết hợp với tần số quét để đem lại chất lượng tốt hơn. Một số công nghệ mới nhất hiện nay điển hình là:
NVIDIA với công nghệ G-Sync:
Các màn hình hỗ trợ G-Sync có tần số làm mới tự động nhờ đó G-Sync khắc phục hiện tượng xé hình, lag hình hay trễ hình giúp hình ảnh mượt mà tuyệt đối khi chới game tốc độ cao. Nguyên tắc hoạt động của công nghệ G-Sync: nếu một khung hình dựng lâu hơn thời gian dự kiến thì G-Sync làm mới sẽ được nới ra lâu hơn, đủ cho đến khi khung hình mới được dựng xong. Ngược lại, nếu khung hình được dựng nhanh hơn thì G-Sync sẽ rút ngắn lại khoảng thời gian làm mới hình ảnh. Kết quả là không còn khung hình bị răng cưa nữa, không còn hiện khung hình cũ lặp lại và tín hiệu đầu vào do người dùng nhập sẽ được chuyển dịch trực tiếp trên màn hình ngay lập tức.
AMD với công nghệ màn hình FreeSync:
Tương tự G-Sync của NVIDIA, công nghệ màn hình FreeSync cũng giúp khắc phục hiện tượng xé hình, lag hình hay trễ hình. Tuy nhiên có một số điểm FreeSync được đánh giá cao hơn như:
- G-Sync đòi hỏi module phần cứng còn FreeSync thì không: Nhà sản xuất màn hình sẽ cần tích hợp module hỗ trợ G-Sync của NVIDIA lên màn hình của họ, với FreeSync lại không cần một thứ tương tự. AMD tạo ra công nghệ của họ với sức mạnh nằm ngay trong các VGA, hình ảnh được xử lý và truyền qua kết nối DisplayPort, và mới đây nhất là HDMI. Như vậy, màn hình chỉ cần đáp ứng được tốc độ quét và các yếu tố khác mà thôi.
- FreeSync linh hoạt hơn: Trang bị module của G-sync sẽ khiến cho chất lượng hình ảnh của công nghệ màn hình bị phụ thuộc một phần vào phần cứng từ NVIDIA. Trong khi đó, FreeSync đã hỗ trợ hầu hết các kết nối phổ biến hiện nay và bạn có thể thoải mái chọn lựa các cổng kết nối phù hợp với card đồ họa của mình.
Vậy là đã cùng bạn tìm hiểu tầm quan trọng của độ phân giải và tần số quét màn hình đối với game thủ. Quan điểm của bạn như thế nào ???
Nguồn: trangcongnghe