Kinh nghiệm bảo dưỡng điều hòa khi mùa nóng sắp đến

Kinh nghiệm bảo dưỡng điều hòa khi mùa nóng sắp đến

Sắp bước sang mùa nắng nóng, rất nhiều người sử dụng đang đứng trước băn khoăn khi không biết cách bảo dưỡng kiểm tra điều hoà sau một thời gian dài "ngủ đông".

1.

Kinh nghiệm bảo dưỡng điều hòa khi mùa nóng sắp đến

Sắp bước sang mùa nắng nóng, rất nhiều người sử dụng đang đứng trước băn khoăn khi không biết cách bảo dưỡng kiểm tra điều hoà sau một thời gian dài "ngủ đông".
Những ngày này tại miền Bắc, dấu hiệu của mùa hè nắng nóng ngày một rõ ràng hơn khi nhiệt độ trong ngày càng tăng cao, có những ngày lên đến trên 30 độ C. Cảm giác oi bức khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Nhiều hộ gia đình bắt đầu sử dụng đến chiếc điều hòa sau một thời gian "ngủ đông" khá dài.


Để chuẩn bị cho máy điều hòa hoạt động trở lại, nhiều gia đình đã gọi thợ máy chuyên nghiệp đến bảo dưỡng. Tuy nhiên cũng khá nhiều gia đình "nước đến chân mới nhảy", vì vậy tỏ ra băn khoăn, lo lắng vì sau một thời gian dài không sử dụng liệu chiếc điều hòa của gia đình mình có gặp vấn đề gì không? Nếu trực tiếp sử dụng liệu có ảnh hưởng tới chiếc điều hòa - một thiết bị gia dụng có giá trị khá lớn và có tác dụng không nhỏ trong những đợt nắng nóng sắp tới.


Sau đây là những hướng dẫn cách kiểm tra và bảo dưỡng điều hoà đơn giản mà bạn đọc có thể áp dụng cho chiếc điều hòa 1 chiều tại gia đình.
Sau mấy tháng ngủ đông chiếc điều hoà gần như không sử dụng tới, người dùng cần khởi động và kiểm tra tình trạng vận hành của máy.
Khi bật máy gió thổi ra khỏi dàn lạnh có mùi hôi là do lâu ngày không sử dụng nên có nấm mốc trong dàn lạnh. Máy chạy khoảng một chút sẽ hết mùi hôi, nếu không hết mùi hôi cần tháo ra lau chùi lại vì mùi nấm mốc không tốt cho sức khoẻ.


Nếu khi sử dụng người dùng cảm thấy có mùi hôi nhà vệ sinh thì nguyên nhân có thể là do ống nước xả dàn lạnh nối trực tiếp với hệ thống ống nước xả nhà vệ sinh hoặc hố gas mà không có bẫy hơi, mùi hôi trong ống xả hoặc hố gas đi ngược vào dàn lạnh gây hôi.



Trường hợp thấy có mùi hắc của gas : dàn lạnh bị xì gas. Trường hợp này nên tắt máy và mở cửa phòng và quạt hút cho thông thoáng. Gas lạnh ở nồng độ cao sẽ gây choáng hoặc bất tỉnh nếu hít phải. Cách tự kiểm tra điều hòa không cần thợ
Dàn lạnh bị chảy nước, vỏ dàn lạnh bị đọng sương, gió thổi ra ở dạng sương hoặc thổi ra giọt nước, dàn lạnh bị đóng tuyết, có thể xử lý chúng theo những cách sau:
Nếu dàn lạnh bị chảy nước nhiều là do ống nước xả bị nghẹt hoặc bị sứt, nếu dàn lạnh thổi ra giọt nước rất có thể dàn lạnh quá bẩn. Trong một số trường hợp là do lỗi nhà sản xuất, các dàn lạnh này có một số khe hở quá lớn nên quạt hút luôn các giọt nước thổi ra ngoài.


Khi dàn lạnh bị đóng tuyết là do quạt dàn lạnh không quay hoặc quay chậm. Nên sửa quạt ngay nếu không có thể dẫn tới hư máy nén (block).
Còn trong trường hợp máy không lạnh hoặc lúc lạnh lúc không, thì có rất nhiều nguyên nhân cần kiểm tra :
Chỉnh chế độ hoạt động trên remote không đúng : kiểm tra trên remote đã chỉnh đúng chế độ (mode) Cool hoặc Auto không, nếu không thì chỉnh lại. Các chế độ Dry, Fan, Heat đều không làm lạnh. Một số trường hợp bật chế độ hẹn giờ(Timer) cũng có thể không lạnh. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo máy để sử dụng máy đúng cách.
Nếu điều hoà có hiện thượng xì gas : kiểm tra rất dễ bằng cách quan sát 2 ống đồng nối vào dàn nóng, cả 2 ống nhỏ và lớn đều không ướt, sờ vào không lạnh (khi điều hòa hoạt động tốt, cả 2 ống đều có nhiệt độ gần bằng nhau khoảng 5-7oC, nhìn bằng mắt 2 ống đều bị ướt). Gió thổi ra dàn nóng không nóng. Cách tự kiểm tra điều hòa không cần thợ


Mùa hè đến chúng ta cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, độ chênh lệch nhiệt độ so với môi trường càng lớn thì tiêu thụ điện càng nhiều. Điều chỉnh nhiệt độ tùy theo khả năng thích ứng của mỗi người. Ngoài ra, chênh lệch nhiệt độ quá lớn cũng không tốt cho sức khỏe.
Một cách sử dụng thông minh là điều chỉnh nhiệt độ trong phòng chênh lệch không nhiều so với nhiệt độ bên ngoài. Và khoảng 4 giờ nên thay đổi nhiệt độ trong căn phòng bằng cách mở cửa ra để không khí tự nhiên vào.