5 mẹo sử dụng máy ép chậm tại nhà đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ

5 mẹo sử dụng máy ép chậm tại nhà đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ

Máy ép trái cây chậm đang ngày càng được chị em nội trợ yêu thích nhờ mang lại những ly nước ép tươi ngon, đầy dinh dưỡng. Nhưng sử dụng máy ép chậm sao cho đúng cách, đảm bảo hiệu năng và kéo dài tuổi thọ như thế nào hẳn là điều được nhiều chị em quan tâm. Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây cùng Mediamart nhé ! 

1.

Những loại trái cây rau củ nên và không nên ép bằng máy ép chậm

Khác với các loại máy ép nhanh thông thường, máy ép chậm có thể ép được rất nhiều nguyên liệu gồm rau củ, các loại hoa quả và cả các loại thảo mộc, gia vị. Tuy nhiên không vì thế mà bạn tận dụng để ép mía, các loại hạt cứng hoặc các loại quả nguyên hạt bởi sẽ làm cho máy rất dễ hỏng.


Dưới đây là phân loại những nguyên liệu nên và không nên ép bằng máy ép chậm: 

  • Các loại trái cây có hạt to và cứng: cóc, đào … không nên ép nguyên cả hạt mà cần loại bỏ hạt trước khi ép 

  • Các loại trái cây có hạt nhỏ và mềm như nho, thanh long, dưa hấu, lựu … có thể ép nguyên hạt. Chú ý không ép liên tục mà cần ép xen kẽ với các nguyên liệu nhiều xơ và các loại nguyên liệu cứng như cà rốt, táo … để hạt nhỏ được cuốn theo bã 

  • Không nên ép mía, các loại hạt cứng, hạt có vỏ bằng máy ép chậm bởi sẽ khiến máy bị hỏng, chập cháy 

  • Các loại quả có vỏ như táo, lê, ổi, dưa chuột … có thể ép nguyên vỏ để tăng hàm lượng dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cần rửa sạch trước khi ép để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 

2.

Mẹo dùng máy ép chậm đúng cách

Sử dụng máy ép chậm đúng cách sẽ giúp máy hoạt động trơn tru, hiệu quả và tránh các sự cố chập cháy, hỏng hóc không đáng có: 

  • Mềm trước, cứng sau. Nhiều xơ trước, ít xơ sau 

Đây là quy tắc mà bạn cần nắm nằm lòng khi sử dụng máy ép chậm. Ngay từ bước sơ chế nguyên liệu, bạn cần phân loại theo độ cứng và lượng xơ có trong trái cây, rau củ. Sau đó tiến hành ép các nguyên liệu này theo quy tắc trên. Ví dụ như: dâu tây, kiwi, dưa hấu … là những loại quả nhóm mềm trong khi đó táo, cà rốt, ổi là nhóm hoa quả cứng. Cần tây, rau cải … là nhóm nguyên liệu nhiều xơ 


Khi ép quá nhiều loại quả mềm cùng lúc sẽ khiến thịt quả dễ bị ứ đầy ở lưới lọc và gây ra tình trạng tắc máy, tương tự vậy thì loại nguyên liệu nhiều xơ cũng sẽ dễ mắc vào máy. Vì vậy bạn cần kết hợp ép các loại hoa quả, rau củ theo quy tắc mềm trước cứng sau, xơ trước và ít xơ sau để máy ép chậm vận hành êm ái và cho hiệu quả hơn

  • Không cho quá nhiều nguyên liệu vào ép và ép nhanh 

Đây là một lưu ý khá quan trọng khi sử dụng máy ép chậm mà có thể nhiều người dùng thường mắc phải. Khi ép, bạn chỉ nên cho lượng nguyên liệu vừa phải để máy lần lượt nghiền từng nguyên liệu nhằm chắt lọc nước một cách tối đa. Việc nhồi nhét cùng lúc quá nhiều và quá nhanh không mang lại hiệu quả mà còn khiến cho thiết bị dễ bị tắc nghẽn, cùn lưỡi dao và giảm tuổi thọ máy. 

3.

Sử dụng lưới lọc máy ép phù hợp

Dòng máy ép chậm thường có 2 loại lưới lọc đi kèm là lưới lọc thô và lưới lọc tinh, theo đó tùy theo mục đích sử dụng bạn cần lựa chọn loại lưới lọc phù hợp. 

CÁC LOẠI LƯỚI LỌC MÁY ÉP CHẬM (Juice strainer) ⋆ MITA TRAN

  • Lưới lọc tinh: phù hợp khi bạn cần ép nước tinh khiết không có xơ hay thịt của trái cây, rau củ. Nhờ có cấu tạo gồm các lỗ thoát kích thước cực nhỏ giúp gạn lọc bã xơ tối đa 

  • Lưới lọc thô: phù hợp để xay ép các loại hoa quả mềm như dâu tây, kiwi để tạo ra những như nước ép đậm đặc hơn. Bạn cũng tránh dùng lưới lọc thô để ép các loại nguyên liệu cứng như cà rốt, củ dền, ổi, cóc … 

4.

Chuẩn bị nguyên liệu đúng cách trước khi ép

Một trong những lưu ý quan trọng để kéo dài tuổi thọ cho máy ép chậm chính là chuẩn bị nguyên liệu đúng cách. Đối với những loại rau củ, trái cây cứng, có kích thước lớn như táo, cà rốt, ổi, cóc … bạn không thể đem xay nguyên quả mà thay vào đó hãy cắt thành miếng nhỏ để giúp máy ép dễ dàng hơn, tránh bị kẹt trong quá trình ép. Không những vậy còn giúp ép kiệt nước của trái cây rau củ, cho bã khô và lượng nước ép nhiều hơn. 

Đối với các loại rau lá nhiều xơ như cải kale, cần tây, cải bó xôi … bạn cũng nên cắt khúc khoảng 3cm để tránh xơ dài vướng vào trục ép. Bên cạnh đó, các loại hoa quả được giữ lạnh cũng dễ ép hơn và cho lượng nước ép nhiều hơn. Khi này bạn chỉ cần sơ chế sạch, cắt miếng vừa và cho nguyên liệu vào trong túi, hộp kín và cất trong ngăn mát tủ lạnh.  

5.

Vệ sinh máy ép chậm

Ngoài những lưu ý kể trên, bạn cũng rất cần chú ý đến việc vệ sinh máy ép chậm sau mỗi lần sử dụng. Trước tiên, hãy tham khảo kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất về cấu tạo, các bộ phận và cách tháo lắp các bộ phận trong máy để thuận tiện hơn mỗi khi rửa, vệ sinh thiết bị


Tiếp đó, bạn cần đảm bảo rút điện thiết bị trước khi vệ sinh để đảm bảo an toàn. Cùng với đó phải loại bỏ hết phần bã ép trong máy, sau đó rửa sạch lưới lọc và lưới dao để phần xơ bã trái cây không còn mắc vào. Phần vỏ máy bên ngoài dùng khăn mềm lau sạch. Cuối cùng là để khô các bộ phận và lắp lại máy. 

Lưu ý là nên vệ sinh máy ép chậm ngay sau mỗi lần ép và hạn chế dùng các loại vật dụng cứng như dao nhọn, miếng cọ sắt .. để cọ rửa bởi có thể làm xước thiết bị. 

Trên đây là 5 mẹo giúp bạn sử dụng máy ép chậm tại nhà đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ. Hãy lưu và áp dụng ngay nhé, cảm ơn bạn đã theo dõi ! 

Tham khảo thêm các mẫu máy ép chậm được yêu thích nhất tại MediaMart