Bếp ga nấu bị đen nồi - Nguyên nhân và cách khắc phục

Bếp ga nấu bị đen nồi - Nguyên nhân và cách khắc phục

Biên tập bởi: Nguyễn Thị Lợi - Cập nhật ngày 25/08/2023 17:32

Nồi xoong sử dụng bếp ga để đun sau một thời gian bị đen đáy nồi gây mất thẩm mỹ và rất khó để vệ sinh, chùi rửa. Nếu bạn gặp phải tình trạng này thì hãy cùng MediaMart tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục bếp ga nấu bị đen nồi dưới bài viết này nhé!

1.

Bếp ga nấu bị đen nồi do lá gió bị lệch

Một trong những nguyên nhân khiến bếp ga nấu bị đen nồi là do lá gió bị lệch. Vì khi lệch các lá chắn gió thì ngọn lửa khi cháy sẽ bị thiếu oxy tạo thành màu đỏ làm đáy nồi bị đen. Lúc này, bạn chỉ cần chỉnh lại lá chắn gió sao cho chúng về đúng vị trí là được.

Bạn điều chỉnh bằng cách xoay lá gió từ từ cho đến khi ngọn lửa trở về màu xanh thì ngừng lại.

Bếp ga nấu bị đen nồi do lá gió bị lệch
2.

Do bình ga sắp hết

Bếp ga nấu bị đen nồi còn là do nguyên nhân bình ga nhà bạn dùng đã sắp hết. Trường hợp này, bạn hãy kiểm tra ga đã sắp hết hay chưa bằng cách dùng tay lắc nhẹ bình ga. Nếu thấy bình ga nhẹ thì là ga đã sắp hết, ngọn lửa chuyển thành màu đỏ và làm đen nồi. Để khắc phục, bạn chỉ cần thay thế bình ga mới là được.

Lưu ý, để tránh những sự cố không may xảy ra cho bản thân và gia đình thì bạn nên thay bình ga ở những nơi uy tín, đảm bảo chất lượng.

Do bình ga sắp hết
3.

Xoong, nồi không được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng nếu xoong, nồi không được vệ sinh sạch sẽ thì cũng khiến bếp ga bị lửa đỏ đen nồi. Các cặn bẩn, váng dầu mỡ bám dính ở đáy nồi khi đun trên bếp ga sẽ bị đốt cháy tạo thành lớp cặn đen ở đáy nồi. Việc làm sạch chúng sẽ rất khó và tốn nhiều công sức. Do vậy, trước khi sử dụng nồi để nấu thì bạn cần đảm bảo nồi đã được vệ sinh sạch sẽ nhé.

Xoong, nồi không được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng

Tham khảo một số bộ xoong, nồi giá tốt, bán chạy tại MediaMart:

4.

Bụi vôi, hơi sơn bám vào đầu đốt hay kiềng bếp

Khi nhà bạn mới sơn tường hay quét vôi thì hơi sơn hay bụi vôi bám trên đầu đốt hay kiềng bếp sẽ làm lửa chuyển sang màu đỏ dẫn đến đáy nồi bị đen khi đun nấu. Trong tình huống này thì bạn hãy đợi qua vài ngày để hơi sơn, bụi vôi bám phai dần và lau chùi lại sạch sẽ bếp ga, thông gió gian bếp để khắc phục.

Bụi vôi, hơi sơn bám vào đầu đốt hay kiềng bếp
5.

Khe thoát lửa bị nghẹt (đầu đốt bếp ga)

Khe thoát lửa bị nghẹt do cặn thức ăn, bụi bẩn bám vào các lỗ phun ga khiến bếp ga bị lửa đỏ đen nồi. Để khắc phục, bạn cần phải tháo bỏ kiềng bếp, đầu đốt, dùng vật nhọn và bàn chải để làm sạch khe thoát lửa. Sau khi vệ sinh xong, để cho các bộ phận khô ráo hẳn rồi lắp lại vị trí trở về như ban đầu.

Khe thoát lửa bị nghẹt (đầu đốt bếp ga)
6.

Trong ống điếu dẫn ga có dị vật

Nếu bếp ga bị đen nồi không phải do các nguyên nhân trên thì rất có thể trong ống điếu dẫn ga có dị vật mắc vào như mạng nhện hay một số dị vật khác. Trong trường hợp này thì bạn nên gọi đến các trung tâm sửa chữa uy tín, có chuyên môn để kiểm tra. Tuyệt đối bạn không nên tự ý sửa nếu không có kỹ thuật và hiểu biết về cách thức hoạt động của bếp ga.

Trong ống điếu dẫn ga có dị vật
7.

Những lưu ý khi dùng bếp ga để đảm bảo an toàn

Những lưu ý khi dùng bếp gas để đảm bảo an toàn

- Khóa bình gas sau khi nấu ăn: Việc này sẽ tránh tình trạng khí gas bị rò rỉ ra ngoài, gây cháy nổ. Bạn cần khóa van bình gas trước rồi chờ lửa trên bếp tắt hẳn thì mới khóa van bếp.

- Đặt bếp ga ở vị trí phù hợp: Bếp gas cần cách tường tối thiểu 15cm, cách trần nhà từ 1 – 1,5m, cách các thiết bị điện tử ít nhất 1,5m và không nên để các vật dụng dễ cháy xung quanh khi đun bếp.

- Sử dụng nồi, chảo có kích thước phù hợp: Nếu sử dụng nồi, chảo có kích thước quá lớn thì sẽ mất thời gian làm lâu chín thức ăn gây tốn ga. Ngược lại, nếu nồi, chảo bạn dùng quá nhỏ và không điều chỉnh ngọn lửa sao cho phù hợp thì vòng lửa sẽ trào rộng ra ngoài, làm nồi nhanh hỏng và cũng gây tốn ga.

- Vệ sinh bếp ga thường xuyên: Sau mỗi lần đun nấu, cặn bẩn, thức ăn thừa bám lại trên bếp sẽ khiếp bếp giảm tuổi thọ, hao phí nhiên liệu và ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng. Tốt nhất, sau khi đun nấu sau bạn nên dùng khăn mềm lau sạch những vết dầu mỡ xung quanh bếp.

- Kiểm tra bếp ga định kỳ: Bạn nên kiểm tra bếp ga và các thiết bị có liên quan như bình ga, đường ống dẫn ga, van ga,…. định kỳ 2 tháng /lần để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Trên đây là nguyên nhân bếp ga nấu bị đen nồi và cách khắc phục. Hy vọng qua những thông tin mà MediaMart chia sẻ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và khắc phục tình trạng bếp gặp phải. Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!

Tham khảo một số bộ bếp ga giá tốt, bán chạy tại MediaMart: