Các sai lầm phổ biến cần tránh khi dùng chảo chống dính

Các sai lầm phổ biến cần tránh khi dùng chảo chống dính

Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 30/12/2024 08:29

Chảo chống dính là một trong những thiết bị gia dụng quan trọng, không thể thiếu trong mỗi căn bếp của các gia đình, hỗ trợ công việc nấu ăn trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách dùng chảo chống dính đúng cách, giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn các sai lầm cần tránh khi dùng chảo chống dính mà bạn cần nắm được.

1.

Nấu nướng với nhiệt độ cao

Đa số các nhà sản xuất chảo chống dính đều đưa khuyến nghị người dùng cần phải chú ý đến mức nhiệt độ khi chế biến thức ăn với chảo chống dính. Nấu nướng thức ăn với nhiệt độ vượt mức cho phép sẽ dẫn đến tình trạng thức ăn nhanh hỏng và hương vị thực phẩm bị ảnh hưởng.

Nấu nướng với nhiệt độ cao

Do đó, người dùng cần lưu ý là nên hạn chế tối đa việc nấu nướng bằng chảo chống dính với nhiệt độ cao. Bạn chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ dưới hoặc bằng mức cho phép của nhà sản xuất để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của người sử dụng cũng  như sức khỏe các thành viên trong gia đình.

2.

Dùng chảo chống dính để nấu những món ăn có tính axit

Ở hầu hết những mẫu chảo chống dính bán trên thị trường hiện tại đều được nhà sản xuất khuyến nghị không nên dùng với các thực phẩm có tính axit cao như cà chua, dấm, chanh, dứa, dấm,… Do trong các thực phẩm này có chứa hàm lượng axit lớn có thể khiến bong tróc lớp chống dính và làm ảnh hưởng đến hương vị thức ăn cũng như gây hại đến sức khỏe của người sử dụng.

Do đó, bạn cần tránh không chế biến các loại thực phẩm có tính axit bằng chảo chống dính. Bạn có thể dùng chảo nhôm, chảo inox, chảo đá để chế biến các món ăn này.

3.

Cho dầu ăn sau khi làm nóng chảo

Biện pháp này nên áp dụng với các loại chảo đá hoặc chảo gang. Đối với chảo chống dính bạn không nên làm nóng chảo rồi mới cho dầu ăn vào. Tuy nhiên đây lại là thói quen sai lầm mà nhiều người hay gặp phải dẫn đến lớp chống dính của chảo nhanh bong, chảo nhanh chóng hư hỏng.

Cho dầu ăn sau khi làm nóng chảo

Hơn nữa, nếu bạn để chảo nóng lên trong khi bên trong chảo không có nguyên liệu gì thì thiết bị sẽ tỏa ra khí độc gây hại đến sức khỏe người nấu. Do đó, hãy sử dụng chảo đúng cách bằng việc bắc chảo lên bếp rồi cho ngay thực phẩm hoặc dầu ăn vào.

4.

Chế biến và rửa chảo bằng đồ dùng kim loại

Nhiều người có thói quen dùng các đồ dùng bằng kim loại như thìa sắt, muôi để chế biến các món ăn cũng như dùng cọ sắt để cọ rửa các vết bẩn cứng đầu bám trên chảo.

Thế nhưng bạn cũng cần lưu ý lớp chống dính trên bề mặt chảo có thể dễ bị hư hỏng bởi lực tác động của con người. Trong trường hợp bạn dùng thường xuyên các dụng cụ như dĩa kim loại, thìa, búi sắt chà lên bề mặt chảo sẽ dẫn đến tình trạng chảo chống dính bị bong tróc lớp chống dính dẫn đến dễ bị xuống cấp hoặc bị hỏng.

Do đó, bạn không nên dùng miếng rửa được làm từ chất liệu kim loại để cọ rửa hoặc các dụng cụ kim loại để chế biến chảo chống dính. Thay vào đó, bạn hãy đun nấu bằng các dụng cụ làm từ gỗ. Bạn nên dùng miếng rửa bát mềm để làm sạch chảo. Đối với các vết dính cứng đầu, trước khi dùng miếng rửa bát mềm làm sạch chảo hãy ngâm chảo trước để các vết bẩn mềm ra, dễ vệ sinh hơn.

5.

Sau khi vừa nấu xong rửa chảo chống dính

Đây là một trong những thói quen mà nhiều người có. Thói quen tưởng chừng vô hại này lại dẫn đến tình trạng chảo dễ bị cong vênh do gặp nước lạnh ngay khi vừa đun nóng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, tuổi thọ của chảo sẽ nhanh chóng bị sụt giảm lại.

Sau khi vừa nấu xong rửa chảo chống dính

Do đó, sau khi nấu nướng xong xuôi hãy chờ một lúc để chảo chống dính nguội hẳn rồi bạn hãy bắt tay vào vệ sinh.

6.

Khi chảo đã hỏng không thay mới định kì

Dùng chảo chống dính nấu ăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ khiến chất chống dính bị biến đổi thành lớp khói gây hại cho sức khỏe con người, làm giảm khả năng chống dính của chảo.

Hóa chất PFOA được dùng khi sản xuất mặt chảo chống dính sẽ nâng cao nguy cơ ung thư nếu bề mặt chảo bị chảo bị bong tróc, trầy xước dính vào thức ăn. Đây là một trong những dấu hiệu chứng tỏ chảo chống dính đã hư hỏng.

Bên cạnh C8, khi sản xuất chảo chống dính nhiều hóa chất khác có thể sẽ ngấm vào thực phẩm khi chế biến. Phụ thuộc vào nguyên liệu mà các hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể con người, gây nên nhiều bệnh. Do đó, bạn nên thay chảo mới khi bị bong tróc lớp chống dính. Thời gian trung bình để thay chảo mới là sau từ 1 đến 2 năm sử dụng.

7.

Đặt chảo chống dính vào máy rửa bát

Máy rửa bát là một thiết bị gia dụng tiện lợi và hiện đại. Tuy nhiên bạn không nên đặt chảo chống dính vào máy rửa bát để vệ sinh. Bởi sự thay đổi nhiệt độ và hóa chất trong máy rửa bát có thể khiến lớp chống dính của chảo bị bong tróc nhanh hơn.

Đặt chảo chống dính vào máy rửa bát

Do đó, nếu không muốn thay mới chảo liên tục bạn không nên đặt chảo chống dính vào máy rửa bát. Biện pháp tốt nhất để làm sạch chảo là vệ sinh chảo bằng nước rửa bát nhằm loại bỏ thức ăn thừa bám trên thiết bị rồi vệ sinh bề mặt chảo và bên trong bằng miếng bọt biển mềm.

Trên đây là những sai lầm khi dùng chảo chống dính nhiều người thường mắc phải mà bạn cần tránh. Hãy lưu lại để tham khảo. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích. 

Tham khảo các mẫu chảo chống dính đang bán tại MediaMart