Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Lò vi sóng là thiết bị gia dụng không còn xa lạ trong căn bếp của mỗi gia đình. Thiết bị này giúp nấu chín, hâm nóng thức ăn nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Thế nhưng bạn đã biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng? Nếu câu trả lời là chưa thì hãy cùng MediaMart tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1.

Lò vi sóng là gì?

Lò vi sóng có tên tiếng Anh là Microwave oven hay còn được gọi là sóng vi ba. Đây là thiết bị nhà bếp thông minh có chức năng hâm nóng, nấu chín thức ăn, rã đông thực phẩm,… cực kỳ nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian, giúp việc bếp núc trở nên dễ dàng hơn.

Lò vi sóng là gì?

Tham khảo: Những công dụng của lò vi sóng có thể bạn chưa biết

2.

Cấu tạo lò vi sóng

Cấu tạo lò vi sóng bao gồm các bộ phận chính sau:

Cấu tạo lò vi sóng

Vỏ máy: Thường được làm bằng thép không gỉ, an toàn, sáng bóng, mang tính thẩm mỹ cao và còn bảo vệ tốt cho các linh kiện bên trong.

Buồng nấu: Được cấu tạo gồm các vách ngăn, có tác dụng phản xạ qua lại các tia sóng trước khi chung bị hấp thụ vào thức ăn.

Cấu tạo lò vi sóng

Cửa lò: Được thiết kế bằng kính nên có thể quan sát được thực phẩm bên trong khoang lò.

Đèn chiếu sáng: Giúp quan sát thức ăn bên trong lò.

Đĩa quay: Được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt, được sử dụng để đặt thực phẩm lên trên đĩa, sau đó bộ phận này sẽ xoay tròn để giúp đồ ăn hấp thụ sóng đều và nhanh nóng.

Cấu tạo lò vi sóng

Mạch vi điều khiển: Nằm ở phía dưới bảng điều khiển, có tên tiếng Anh là Microcontroller.

Bảng điều khiển: Gồm các núm xoay vật lý (đối với lò vi sóng cơ) hoặc nút cảm ứng và màn hình điện tử (với lò vi sóng điện tử) giúp người dùng điều chỉnh sự hoạt động và các tính năng nấu nướng của lò.

Cấu tạo lò vi sóng

Khoang lò: Được bao quanh bởi lưới kim loại chắc chắn, là nơi sóng vi ba hoạt động làm chín thức ăn.

Máy phát sóng cao tần – nguồn phát sóng: Đây là một bộ phận quan trọng nhất của một chiếc lò vi sóng vì là nguồn phát ra tia sóng để làm nóng hoặc chín thức ăn.

Ống dẫn sóng: Truyền dẫn sóng từ nguồn phát đến khoang lò nơi đặt thực phẩm.

Cánh tản sóng: Tản đều sóng trong khoang lò để thức ăn được làm nóng đều.

Quạt làm mát: Tác dụng tản nhiệt và làm mát các linh kiện bên trong lò vi sóng.

Cảm biến nhiệt: Nhận biết nhiệt độ cao và tự động ngắt lò để đảm bảo an toàn, tránh cháy nổ.

3.

Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Lò vi sóng có nguyên lý hoạt động là làm chín thức ăn từ trong ra ngoài ngờ các tia sóng viba. Sóng viba được tạo ra từ một bộ dao động điện từ và được khuếch đại nhờ máy phát sóng cao tần hoạt động như một chiếc đèn điện từ 3 cực.

Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Năng lượng (sóng viba) từ máy phát cao tần sẽ chuyển động thành dòng trong các ống dẫn đi đến quạt phát tán. Bộ phận quạt phát tán ngày thường được lắp đặt phía trên nóc lò, để có thể phát tán các tia vi sóng đến mọi phía. Ở giữa lò các sóng phát tán đều đặn nhờ sự phản chiếu của các sóng lên thành lò. Thức ăn được đốt nóng bởi các phân tử trước. Sự đốt nóng của phân tử nước được chia thành 2 giai đoạn.

  • Nước chứa trong thức ăn được hâm nóng bằng các tia sóng cực ngắn
  • Nước nóng sẽ truyền nhiệt cho các phần khác của thức ăn.

Trên đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn sử dụng lò vi sóng đúng cách, đạt hiệu quả cao. Đừng quên thường xuyên ghé thăm trang web MediaMart.vn để cập nhật những thông tin hữu ích khác nhé.

Tham khảo một số mẫu lò vi sóng giá tốt, bán chạy tại MediaMart: