Dùng bếp từ hay nồi lẩu điện nấu lẩu mới tốt?

Dùng bếp từ hay nồi lẩu điện nấu lẩu mới tốt?

Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 09/10/2024 17:14

Nồi lẩu điện và bếp từ là hai thiết bị gia dụng hữu ích, hỗ trợ đắc lực trong công cuộc chế biến thức ăn thơm ngon, hấp dẫn cho người tiêu dùng. Thế nhưng, nếu bạn đang băn khoăn không biết nên dùng bếp từ hay nồi lẩu điện để nấu lẩu thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được thông tin chi tiết. 

1.

Tổng quan về nồi lẩu điện

Nồi lẩu điện được thiết kế giống như nồi cơm điện nhưng kích thước nhỏ gọn hơn rất nhiều. Cấu tạo nồi lẩu điện thường gồm nắp nồi, lòng nồi, bộ điều khiển, mâm nhiệt. 

+ Ưu điểm: 

Thiết kế nồi nhỏ gọn, linh hoạt khi di chuyển, tính linh động cao. 

Một số nồi được tích hợp tính năng tiết kiệm điện, tối ưu hoá đơn điện cho người dùng. 

Thao tác đơn giản, dễ dàng không gây khó khăn khi sử dụng. 

Lòng nồi được phủ chống dính, đảm bảo an toàn, vệ sinh dễ dàng sau khi dùng. 

Tổng quan về nồi lẩu điện

+ Nhược điểm: 

Dung tích nhỏ thường dao động từ 0,8L đến 6L. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho gia đình có từ 1 đến 4 thành viên. 

Công suất nhỏ hơn các dòng bếp điện khác nên khá tiêu tốn nhiều thời gian làm nóng, gia nhiệt kém. 

2.

Tổng quan về bếp từ

Bếp từ còn có tên gọi khác là bếp điện từ. Thiết bị này vận hành theo nguyên lý tăng nhiệt nhờ từ trường. Nếu khởi động và kết nối điện bếp, dòng điện sẽ đi đến cuộn dây đồng được đặt tại dưới mặt bếp rồi tạo ra từ trường. Nhờ vậy mà nồi chảo được làm nóng và đun chín đồ ăn. 

Thế nhưng không phải loại nồi nào cũng có thể sử dụng được trên bếp từ, bạn cần chọn loại chảo nồi có đế nhiễm từ. 

Tổng quan về bếp từ

+ Ưu điểm: 

Mẫu mã của bếp từ đa dạng bao gồm bếp từ đôi, bếp từ đơn. Hơn nữa, người dùng có thể lựa chọn thoải mái bếp từ để bàn hoặc đặt âm sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của mình. 

Kiểu dáng hiện đại, tăng tính thẩm mĩ cho căn bếp của gia đình bạn. 

Thiết kế bảng điều khiển có nút nhấn, cảm ứng dễ dàng sử dụng. 

Công suất lớn, tiết kiệm thời gian chế biến món ăn. 

Nhiều chế độ công suất cho phép bạn điều chỉnh thời gian và nhiệt độ phù hợp để chế biến tuỳ từng món ăn. 

Căn cứ vào model mà bếp từ có thể được tích hợp đa dạng các tính năng như khoá trẻ em, tự ngắt khi quá nhiệt, tự ngắt khi không có nồi, cảnh báo nồi không phù hợp. 

+ Nhược điểm: 

Chỉ dùng được trên nồi chảo đáy nhiễm từ nên người dùng có thể phải tốn kém chi phí sắm sửa nồi, chảo mới. 

Chi phí sắm sửa bếp từ cao hơn nồi lẩu điện. 

Tiêu tốn nhiều điện năng hơn nồi lẩu điện. 

3.

So sánh nồi lẩu điện và bếp từ

+ Kiểu dáng: 

Nồi lẩu điện: Thiết kế nhỏ gọn, tối ưu diện tích không gian trong bếp. 

Bếp từ: Thiết kế nhỏ gọn, có thể đặt trong căn bếp nhỏ hẹp. 

+ Thời gian nấu: 

Nồi lẩu điện: Công suất nhỏ hơn so với bếp từ.

Bếp từ: Công suất nấu lớn hơn so với nồi lẩu điện. 

+ Kích thước lòng nồi: 

Nồi lẩu điện:  Nồi đi kèm 1 lòng nồi với kích thước cố định nên sẽ gây khó khăn cho việc nấu nướng lượng thức ăn ít hơn hoặc nhiều hơn. 

Bếp từ: Có thể dùng được bất kì loại nồi hoặc chảo nào đường kính khác nhau, tiện lợi trong quá trình nấu nướng. 

+ Vệ sinh: 

Nồi lẩu điện:  Lòng nồi được phủ lớp chống dính, thuận tiện khi vệ sinh. 

Bếp từ: Nồi lẩu đi kèm bếp từ thường không có chống dính, khó khăn khi vệ sinh. 

+ Bảng điều khiển: 

Nồi lẩu điện: Thiết kế nút gạt hoặc núm vặn để người dùng có thể điều chỉnh dễ dàng nhiệt độ. 

Bếp từ: Bảng điều khiển được tích hợp nút nhấn, thể hiện bằng tiếng Anh có thể khiến người dùng gặp khó khăn khi sử dụng. 

So sánh nồi lẩu điện và bếp từ

+ Tính an toàn khi dùng: 

Nồi lẩu điện:  Không có nút khoá an toàn. Trong trường hợp nước trào xuống mâm nhiệt có thể dẫn đến chập điện. 

Bếp từ: Được tích hợp khoá trẻ em, an toàn khi sử dụng. Bề mặt bếp không thấm nước nên không cần lo lắng tình trạng nước trào xuống mặt bếp. 

+ Công suất 

Nồi lẩu điện: Công suất nồi dao động từ 1200W đến 13000W ít tiêu tốn điện năng hơn. 

Bếp từ: Công suất cao từ 18000W đến 28000W dùng lâu sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn. 

+ Chức năng 

Nồi lẩu điện:  Nấu được nhiều món ăn như xào, chiên, nấu lẩu,… nhưng đòi hỏi người dùng phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng món ăn. 

Bếp từ: Cài đặt sẵn các chế độ hầm, nấu lẩu, hấp,… với các mức nhiệt phù hợp. 

+ Loại nồi sử dụng: 

Nồi lẩu điện: Chỉ dùng được với lòng nồi đi kèm. 

Bếp từ: Dùng được các loại nồi, chảo chống dính, xửng hấp được phủ lớp đáy nhiễm từ. 

+ Giá bán: 

Nồi lẩu điện:  Giá thành rẻ hơn so với bếp từ. 

Bếp từ: Giá thành cao hơn so với nồi lẩu điện. 

4.

Dùng nồi lẩu điện hay bếp từ nấu lẩu thì thích hợp hơn?

Nếu bạn muốn ăn lẩu thường xuyên, tần suất sử dụng cao thì nên sắm nồi lẩu điện. Hơn nữa, thiết bị này không tốn quá nhiều chi phí nên những ai tài chính eo hẹp có thể cân nhắc. Bạn còn có thể tiết kiệm chi phí đầu tư cho nồi chảo đi kèm. 

Dùng nồi lẩu điện hay bếp từ nấu lẩu thì thích hợp hơn?

Đối với bếp từ, bạn nên sắm khi muốn chế biến đa dạng món ăn và điều kiện tài chính tốt hơn. Đặt bếp từ trong nhà còn có thể nâng cao tính thẩm mĩ cho không gian bếp. Bếp từ có công suất lớn, thích hợp với người muốn nấu ăn nhanh chóng, không cần tiêu tốn quá nhiều thời gian. 

Dùng nồi lẩu điện hay bếp từ nấu lẩu thì thích hợp hơn?

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi nên dùng nồi lẩu điện hay bếp từ để nấu lẩu mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích.