Những thói quen tiềm ẩn nguy hiểm khi sử dụng bình nóng lạnh trong nhà

Những thói quen tiềm ẩn nguy hiểm khi sử dụng bình nóng lạnh trong nhà

Bình nóng lạnh hay gặp những vấn đề hỏng hóc, không an toàn, ngoài vấn đề chất lượng của bình, phần cũng là do thói quen sử dụng bình nước nóng không đúng cách.

1.

Những thói quen tiềm ẩn nguy hiểm khi sử dụng bình nóng lạnh trong nhà

Bình nóng lạnh hay gặp những vấn đề hỏng hóc, không an toàn, ngoài vấn đề chất lượng của bình, phần cũng là do thói quen sử dụng bình nước nóng không đúng cách.

Không dùng dây nối tiếp đất cho bình nóng lạnh
Dây nối tiếp đất cho bình nóng lạnh có tác dụng tránh rò rỉ điện ra bên ngoài, giảm nguy cơ bị điện giật. Thế nhưng nhiều gia đình lại không hề biết điều này, xem nhẹ nó ngay từ khâu lắp đặt. Để đảm bảo cho an toàn của mọi người, bạn nên nghĩ tới việc lắp dây tiếp đất cho bình ngay từ khi chuẩn bị sắm thiết bị này nhé.

Không kiểm tra, bảo dưỡng bình nóng lạnh định kỳ
Nhiều hộ gia đình thường có thói quen không chú ý đến thời gian bảo trì, bảo dưỡng thiết bị định kỳ, cứ sử dụng đến khi có vấn đề hỏng hóc xảy ra mới bắt đầu sửa chữa. Điều này sẽ làm giảm “tuổi thọ” của bình nước nóng và của các thiết bị điện. Lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng bút thử điện để kiểm tra bình nước nóng thường xuyên.

"Quên" lắp đặt thiết bị chống giật cho bình nóng lạnh
Do thiết bị này thường xuyên phải tiếp xúc với nước và đối mặt với nhiều nguy cơ giật điện tiềm ẩn. Do đó bạn nên quan tâm đến thiết bị chống giật, kịp thời phát hiện, đánh giá và thay mới nếu thiết bị điện quá cũ hoặc không có khả năng bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, khi bình nước nóng đã được lắp đặt thiết bị chống giật và lắp dây tiếp đất an toàn bạn hãy nhớ đừng bỏ qua khâu ngắt điện trước khi tắm.


Nhiều thói quen tiềm ẩn nguy hiểm khi sử dụng bình nóng lạnh. Ảnh: Googlesite

Không quan tâm tới độ sạch của nguồn nước
Nguồn nước quyết định tới độ bền của thanh magie giúp chống axit ăn mòn phần thành bình. Thông thường, sau 2 năm thì nguồn nước bẩn sẽ khiến thanh magie này bị bào mòn, làm giảm độ an toàn của bình nóng lạnh.
Không những thế, ở nguồn nước chứa nhiều cặn bẩn, sắt thì khi bình bị rò điện, khả năng dẫn điện sẽ mạnh hơn khiến người dùng gặp nguy hiểm.

Quên ngắt điện bình nóng lạnh khi tắm
Những gia đình đông người thường có thói quen bật bình nóng lạnh khi tắm để các thành viên dùng vẫn sau vẫn có đủ nước ấm. Thêm nữa, họ cũng chủ quan cho rằng trong thiết bị này có rơ le, nó sẽ ngăn không cho dòng điện truyền vào nước.
Thực tế thì chiếc rơ le này chỉ có tác dụng cung cấp điện, làm nóng khi nước lạnh và ngắt điện khi nước đã đủ nóng (điều chỉnh nhiệt độ của nước) chứ không hề giúp đảm bảo an toàn và không bị điện giật như nhiều người vẫn nghĩ.

Theo báo laodongtre