Máy lọc không khí có thực sự cần thiết cho gia đình?

Máy lọc không khí có thực sự cần thiết cho gia đình?

Máy lọc không khí là thiết bị không còn xa lạ với nhiều người, nhưng không ít người vẫn thắc mắc liệu việc sử dụng máy lọc không khí tại gia đình có thực sự cần thiết và hiệu quả?

1.

Máy lọc không khí có thực sự cần thiết cho gia đình?

Máy lọc không khí là thiết bị không còn xa lạ với nhiều người, nhưng không ít người vẫn thắc mắc liệu việc sử dụng máy lọc không khí tại gia đình có thực sự cần thiết và hiệu quả?

Chỉ ngoài đường khói bụi mới ô nhiễm, trong nhà đóng cửa nên không khí hoàn toàn sạch
Chúng ta vẫn thường lo ngại về vấn đề ô nhiễm khói bụi trong không khí ngoài trời, về tình trạng chất lượng không khí quá kém, có thể gây hại cho sức khỏe. Nhưng trên thực tế, theo cảnh báo của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), ô nhiễm môi trường không khí trong nhà cũng gây hại cho sức khỏe như không khí ngoài trời.
Chất lượng không khí trong nhà kém liên quan đến các bệnh phổi - như hen suyễn và dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi - và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và rối loạn phát triển, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ.

Sofa, thảm, chăn gối, phòng bếp...chính là nơi ẩn nấp của vi khuẩn, nấm mốc gây ô nhiễm không khí trong nhà (ảnh minh họa)

Quan trọng hơn, tính tất cả thời gian ở trong nhà, làm việc tại cơ quan, trường học, và trong khu mua sắm và nhà hàng ăn uống, chúng ta sống khoảng 90% thời gian bên trong nhà, vì vậy không khí bên trong là rất quan trọng cho sức khỏe của chúng ta.

Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong chính căn nhà của bạn
Ô nhiễm không khí trong nhà có thể đến từ nhiều nguồn như không khí ô nhiễm bên ngoài tràn vào nhà khí mở cửa, thảm trải sàn, chăn ga gối, thú nuôi, hóa chất tẩy rửa, sơn tường, nội thất gỗ công nghiệp...

Ô nhiễm không khí trong nhà khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng lại nguy hiểm không kém ô nhiễm ngoài đường (Ảnh minh họa)

Rèm cửa, thảm trải sàn
Thảm là nơi trú ngụ của rất nhiều vi sinh vật, mạt bụi lớn nhỏ, lông chó mèo – yếu tố được chứng minh là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn. Và bụi bẩn, vi khuẩn vi rút sẽ được phát tán vào không khí mỗi khi chúng ta tác động đến các đồ vật, như kéo rèm, đi trên thảm,vệ sinh thảm...

Quần áo, chăn, ga, gối, khăn lau
Nếu nhìn kỹ sàn nhà, mặt tủ hay các đồ đạc trong phòng ngủ, thì sẽ thấy vô số những sợi bông vải nhỏ bám trên các bề mặt này, chúng xuất phát từ chính những bộ quần áo, chiếc khăn bông chúng ta dùng mỗi ngày. Khi hít phải loại bụi này, hệ hô hấp sẽ ngay lập tức phản ứng, biểu hiện là hắt hơi, thậm chí ngứa họng.

Bụi tràn vào từ không khí ngoài nhà
Bụi tràn vào nhà khi mở cửa sổ, cửa ra vào, vận chuyển đồ đạc từ ngoài vào nhà, hay khi bật quạt thông gió… Ngoài những hạt bụi lớn có thể nhìn bằng mắt thường, việc thường xuyên mở cửa sổ, cửa ra vào cũng là nguyên nhân khiến bụi mịn từ bên ngoài có thể xâm nhập vào căn nhà của bạn mà bạn không hay biết.

Bạn thường không nhận ra sự tồn tại của bụi mịn trong căn nhà mình cho đến khi lau dọn nhà cửa (Ảnh minh họa)

Nấm mốc
Không gian trong nhà thường kín, thiếu ánh sáng mặt trời, đặc biệt khí hậu nóng ẩm tại nước ta là môi trường hoàn hảo để vi khuẩn, virus, nấm mốc có hại phát triển nhanh chóng. Nấm mốc có thể hình thành trên tường nhà, kệ bếp, thảm, quần áo để lâu ngày… gây ho, viêm mũi, dị ứng khi người trong gia đình hít phải.

Sơn tường
Hầu hết các loại sơn tường thông thường hiện nay đều có chứa chì. Việc tiếp xúc với chì trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khói thuốc lá
Nếu trong gia đình có người hút thuốc thì đây thực sự là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng. Khói thuốc lá cũng có thể bám trên quần áo người hút hay người thường xuyên tiếp xúc với người hút thuốc và hòa trộn với không khí trong nhà, gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

Hóa chất tẩy rửa
Hầu hết các chất tẩy rửa đều có chứa hợp chất dễ bay hơi (VOC) như aerosol, gây ra nhiều vấn đề về hô hấp. Trong thành phần của nhiều dung dịch tẩy trắng có chứa chlorine, chất có nguy cơ tạo ra khí clo độc hại, thậm chí có nguy cơ gây tử vong nếu hít phải lượng lớn.

Sơn, véc ni trên nội thất gỗ
Hầu hết đồ nội thất bằng gỗ, mây, tre, cói… thường được phủ sơn, véc ni. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người hít phải sơn, vecni có nguy cơ bị hen suyễn, rối loạn sinh lí thậm chí gây ung thư, bởi thành phần của vecni thường có chứa bột sắt công nghiệp, thủy ngân, chì… là những chất gây nguy hại cho sức khỏe. Trẻ em tiếp xúc với các chất này làm gia tăng nguy cơ bị hen suyễn
Ngoài ra, đối với những gia đình thường xuyên đóng kín cửa, sử dụng điều hòa nhiệt độ, khiến không khí trong nhà ít được lưu thông, bụi bẩn và các khí độc hại không thoát ra ngoài được, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Máy lọc không khí - một trong những giải pháp bảo vệ sức khỏe gia đình
Ô nhiễm không khí trong nhà khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại nguy hiểm không kém ô nhiễm ngoài môi trường, nên việc sử dụng máy lọc không khí sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát chất lượng không khí trong nhà.
Tuy nhiên, không phải máy lọc không khí nào trên thị trường hiện nay cũng có hiệu quả. Ngoài lựa chọn công suất lọc phù hợp với diện tích phòng, thì việc tìm hiểu chất lượng các màng lọc là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, thương hiệu uy tín và dịch vụ bảo hành tốt cũng là yếu tố quan trọng, giúp bạn an tâm sử dụng.

Theo suckhoedoisong