Tại sao tủ sấy quần áo không nóng? Cách xử lý nhanh tại nhà

Tại sao tủ sấy quần áo không nóng? Cách xử lý nhanh tại nhà

Những ngày thời tiết nồm ẩm, sử dụng tủ sấy quần áo rất hữu ích để hong khô nhanh quần áo ngay trong nhà. Tủ sấy quần áo cũng rất dễ gặp phải một số sự cố khiến thiết bị có thể không hoạt động. Vậy có những lỗi nào trên tủ sấy quần áo? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng MediaMart tìm hiểu trong bài viết dưới đây 

1.

Tổng hợp các lỗi thường gặp trên tủ sấy quần áo

Tủ sấy quần áo trong quá trình sử dụng có thể gặp một trong 4 lỗi cơ bản dưới đây, tham khảo ngay nguyên nhân và hướng khắc phục hiệu quả: 

1.1. Tủ sấy quần áo bị dừng đột ngột 

Trường hợp tủ sấy bị dừng đột ngột khi máy đang chạy là một trong những lỗi cơ bản không hề hiếm gặp. Có thể là do bạn đang cài đặt hẹn giờ cho tủ sấy nên đúng thời gian đó máy sẽ dừng đột ngột hoặc có thể là do lỗ thông gió của tủ bị kẹt bởi một vật gì đó. 

Cách khắc phục: 

  • Trước tiên, bạn hãy kiểm tra xem máy có phải được cài đặt chế độ hẹn giờ hay không bằng cách tắt đi bật lại là tủ sấy sẽ hoạt động trở lại 

  • Nếu máy không hoạt động, bạn hãy thử kiểm tra phần lỗ thông gió xem có quần áo mắc vào không thì nhớ gỡ ra nhẹ nhàng. 

1.2. Tủ sấy không nóng

Nhiều người có thói quen bật chế độ nhiệt cao để có thể sấy khô quần áo nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu duy trì chế độ này thường xuyên sẽ khiến cho bộ phận sinh khí nóng nhanh bị hỏng. Mà nếu bộ phận này bị hỏng thì giải pháp hiệu quả nhất là bạn nên thay mới và bạn nên tự ý thay vì có thể khiến cho thiết bị hỏng nặng hơn nếu như không am hiểu kỹ về cấu tạo. 


Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không nên bật chế độ sấy ở mức tối đa mà nên bật ở chế độ vừa giúp cho thiết bị hoạt động ổn định hơn, tránh lãng phí điện năng không cần thiết. 

1.3. Lỗi kêu to, rung lắc khi tủ sấy quần áo đang chạy 

Lỗi tủ sấy quần áo kêu to khi đang chạy là lỗi thường gặp mà người dùng có thể găp phải. Nguyên nhân có thể là do sử dụng lâu ngày khiến cho bụi bẩn dễ tích tụ bên trong củ sấy hoặc có vật lạ mắc kẹt gây ra. 

Khi gặp tình trạng này, bạn nên tắt máy ngay và nhanh chóng kiểm tra đồng thời vệ sinh máy để thiết bị hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, hãy chú ý kiểm tra và vệ sinh thiết bị thường xuyên để đảm bảo thiết bị hoạt động bền hơn.

1.4. Lỗi sấy lâu khô 

Sấy lâu khô cũng là một trong những lỗi khá phổ biến mà người dùng có thể gặp phải khi sử dụng tủ sấy quần áo. Nguyên nhân có thể là do: 

  • Vải bạt phủ quần áo không được kéo kín hoặc quên không kéo khiến nhiệt dễ thoát ra ngoài nên không đủ nhiệt để làm khô quần áo 

  • Quần áo còn quá nhiều nước do vắt không kỹ trước khi đem sấy, điều này vô tình khiến quần áo lâu khô hơn mà còn khiến thiết bị bị hỏng 

  • Treo quá nhiều quần áo trong một lần sấy khiến quần áo khô không đều và không khô 

Giải pháp để khắc phục tình trạng này là trước mỗi lần sấy khô quần áo, bạn cần kiểm tra xem quần áo đã được vắt kỹ chưa. Đồng thời cần sấy khô lượng quần áo phù hợp và dàn đều trên giá treo để quần áo khô đều. Cuối cùng là bạn cần kiểm tra xem khóa kéo bạt phủ đã được kéo kín chưa để tránh thoát hơi nóng ra ngoài. 

2.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng tủ sấy quần áo

  • Với lần sử dụng đầu tiên, bạn nên kiểm tra độ khô của quần áo thường xuyên khi sấy, thường là 10 - 15 phút/ lần. Điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng căn chỉnh được thời gian sấy phù hợp với từng loại quần áo, hạn chế tình trạng quần áo bị co rút lại do sấy khô quá 

  • Nên vắt kiệt quần áo trước khi cho vào tủ sấy sẽ giúp quần áo nhanh khô hơn vừa tiết kiệm thời gian sấy vừa giúp tiết kiệm điện năng 

  • Mỗi lần sấy bạn cần lưu ý cho lượng quần áo vừa đủ tránh cho quá nhiều để tránh gây ra hỏng hóc cho thiết bị 

  • Lựa chọn chế độ sấy phù hợp với từng loại vải khác nhau để giúp bảo vệ quần áo và  chẳng hạn như với các trang phục mỏng bạn nên chọn chế độ sấy thấp, quần áo dày như áo khoác bông, áo khoác kaki … cần chọn mức nhiệt sấy cao. 

  • Nên rũ quần áo trước khi sấy dù là quần áo dễ nhăn hay không. Bên cạnh đó, nếu cần làm khô nhanh quần áo, bạn nên đặt ở những vị trí tỏa nhiều nhiệt để đạt hiệu quả tốt nhất. 

  • Nên cho thiết bị nghỉ ngơi hợp lý khoảng 30 phút sau mỗi lần sử dụng từ 5 - 6 tiếng để đảm bảo máy hoạt động ổn định và tăng tuổi thọ 

3.

Nguyên tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng tủ sấy

Ngoài những lưu ý trên, bạn cũng cần đảm bảo một số những yếu tố an toàn sau đây: 

  • Không nên sấy các loại quần áo có nhiều chi tiết đính kim loại để tránh làm chúng bị rơi ra do nhiệt độ cao, đặc biệt là rơi vào bộ phận sấy

  • Tuyệt đối không sấy quần áo dính dầu mỡ bởi chúng rất dễ bắt lửa khi gặp nhiệt độ cao 

  • Không chạm vào phần trên lỗ thông gió khi máy đang hoạt động hoặc vừa sấy xong để không bị bỏng 

  • Nên đặt tủ sấy cách xa nguồn nước hoặc nhưng nơi dễ bắt lửa khoảng 1,5 - 2m để tránh những rủi ro như chập cháy 

  • Khi vệ sinh tủ sấy, bạn nên vệ sinh bằng khăn ẩm để làm sạch, tuyệt đối không nên rửa bằng nước. 


Bài viết trên đây của MediaMart đã chia sẻ những lỗi thường gặp trên tủ sấy quần áo và cách khắc phục hiệu quả cũng như một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng thiết bị này. Hy vọng rằng với những chia sẻ này bạn sẽ biết cách sử dụng tủ sấy quần áo hiệu quả nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu mua tủ sấy quần áo hay các sản phẩm khác: máy hút ẩm, máy sấy quần áo, máy giặt sấy … trong mùa nồm ẩm ướt. Hãy liên hệ với MediaMart theo hotline 1900 6789 hoặc tham khảo trực tiếp tại website trực tuyến mediamart.vn để được tư vấn và hỗ trợ.