Cách vệ sinh máy pha cà phê Espresso cực kỳ đơn giản

Cách vệ sinh máy pha cà phê Espresso cực kỳ đơn giản

Máy pha cà phê Espresso được nhiều người lựa chọn sử dụng vì có nhiều tính năng thông minh và cho ra những ly cà phê thơm ngon. Việc vệ sinh máy sau khi sử dụng sẽ đảm bảo hương vị cà phê đúng chuẩn cũng như giúp kéo dài độ bền của máy. Nếu bạn chưa biết cách vệ sinh máy pha cà phê Espresso thì tham khảo ngay bài viết này nhé.

1.

Máy pha cà phê Espresso là gì?

Máy pha cà phê Espresso là máy sử dụng áp lực của nước cao qua lớp bột cà phê được xay mịn và một bộ lọc để tạo ra một loại cà phê đậm đặc được gọi là Espresso.

Máy pha cà phê Espresso cũng có thể có “thanh gia nhiệt” dùng để gia nhiệt làm nóng và đưa không khí vào chất lỏng để tạo bọt cho đồ uống cà phê như Cappuccino và cafe latte.

Với máy pha cà phê Espresso, bạn có thể pha cho bản thân và gia đình những ly cà phê thơm ngon, chuẩn vị một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.


2.

Cách vệ sinh máy pha cà phê Espresso

Làm sạch filter của máy ngay sau khi sử dụng

Sau khi dùng máy để pha chế, bạn cần vệ sinh những cặn bã cà phê còn sót lại trong filter để đảm bảo máy hoạt động bền bỉ.

- Đầu tiên, bạn cần tháo tay cầm ra khỏi máy, đổ bỏ hết những lắng cặn còn sót lại trong filter. Sau đó, rửa filter với nước nóng để diệt khuẩn.

- Nếu cặn bám chặt thì dùng cọ quét nhẹ nhàng chứ tuyệt đối không được đập mặt filter vào thùng chứa vã gây méo mó.


Vệ sinh group head (đầu chiết) vào cuối ngày

- Dùng tay cầm đơn, lắp filter kính vào group head. Sau đó, lấy một chiếc khăn nhỏ sạch quấn vào tay cầm, đồng thời ấn xả nước nóng để cho những bã cà phê cứng đầu chuội theo hết dòng nước.

- Dùng cọ chuyên dụng để vệ sinh thành máy và lưới lọc. Lưu ý, khi vệ sinh lưới lọc cần dùng một lực nhẹ để tránh hỏng hóc vì lưới lọc này khá mỏng. Cuối cùng, xả nước nóng lần nữa để loại bỏ bụi bẩn.


- Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho máy cà phê để làm sạch phần group head

Làm sạch vòi đánh sữa vào cuối ngày

- Để làm sạch vòi đánh sữa, bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn ướt sạch trùm lên ống vòi hơi. Sau đó, xả nước trong khoảng 10 giây để những cặn bã trong vòi được làm mềm.

- Cuối cùng, bỏ khăn ướt ra rồi xả nước thêm một lần nữa để chất bẩn được đẩy hết ra ngoài.


Vệ sinh sạch sẽ khoang chứa nước thải vào cuối ngày

- Khi vệ sinh khoang chứa nước thải bạn cần phải sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng dành cho máy pha cà phê. Nếu dùng các chất tẩy rửa thông thường có thể khiến máy hỏng hóc, vị cà phê có thể bị biến đổi.

- Trong trường hợp bạn không có chất tẩy rửa chuyên dụng thì bạn chỉ nên dùng nước thường vệ sinh để đảm bảo an toàn cho thiết bị.


3.

Hướng dẫn bảo quản máy pha cà phê Espresso

Ngoài việc vệ sinh máy pha cà phê theo các bước hướng dẫn trên thì bạn cũng nên lưu ý những điểm sau để đảm bảo tuổi thọ cho máy.

Kiểm tra máy pha cà phê định kỳ

Bạn nên sắp xếp 1- 2 tuần kiểm tra thiết bị 1 lần để đảm bảo máy vẫn hoạt động ổn định.

Sử dụng nước tinh khiết

Trong nước máy chứa nhiều tạp chất như canxi, kẽm,… có thể gây tắc nghẽn thiết bị, giảm tuổi thọ nếu dùng lâu dài. Bên cạnh đó, cà phê sau khi làm ra cũng sẽ không được chuẩn vị. Vì thế, máy cà phê cần dùng nước tinh khiết để không ảnh hưởng đến mùi vị cũng như tuổi thọ của máy.


Vệ sinh filter ngay sau khi chế biến

Filter là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon của cà phê, vì thế người dùng cần vệ sinh filter của máy pha cà phê Espresso với nước ấm ngay sau khi pha chế nhé.

Ngoài ra các bộ phận như cối ép, khay để ly, bộ phận chứa nước thải, chứa bã,… cũng cần được vệ sinh mỗi ngày. Lưu ý, sau khi làm sạch các bộ phận máy thì phải để khô hoặc lau khô hẳn rồi mới lắp lại.

Trên đây là bài hướng dẫn cách vệ sinh máy pha cà phê Espresso cực kỳ đơn giản. Hy vọng qua thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn vệ sinh máy đúng chuẩn để đảm bảo độ bền cho máy cũng như giữ được hương vị thơm ngon của cà phê.

Tham khảo mẫu máy pha cà phê bán chạy tại MediaMart: