Cách xử lý dầu ăn thừa đúng cách, tiết kiệm, tránh gây tắc cống
Nhiều người có thói quen đổ dầu ăn thừa xuống cống rãnh hoặc xả trong bồn cầu và nghĩ rằng điều đó là vô hại. Tuy nhiên, đây là cách làm hoàn toàn sai lầm có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước. Dưới đây là cách xử lý dầu ăn thừa đúng cách mà bạn không thể bỏ qua.
Bạn tuyệt đối không được đổ dầu ăn thừa hay bất kỳ dạng mỡ nào xuống bồn rửa, cống rãnh, bồn cầu,… vì dầu mỡ khi nguội đi sẽ đông đặc lại bên trong ống thoát nước, ngăn nước chảy qua, thậm chí nước sẽ chảy ngược vào nhà bếp và các nơi khác trong nhà bạn.
Cách xử lý dầu ăn thừa hiệu quả nhất đó là cho chúng vào hộp kín. Cách thực hiện như sau:
Đợi dầu ăn nguội hoàn toàn vì dầu nóng có thể gây bỏng. Sau đó, đổ dầu đã sử dụng từ chảo hay dụng cụ nấu ăn bất kỳ vào chai, lọ, hộp kín, túi zip rồi mới vứt vào thùng rác.
Trong trường hợp lượng dầu còn lại ít, bạn có thể dùng giấy thấm dầu hoặc giấy vệ sinh thông thường để thấm những dầu đó rồi bỏ thùng rác.
Một đầu bếp chuyên nghiệp ở Mỹ là Jennifer Hill Booker còn khuyên bạn nên đông đặc dầu lại bằng cách bỏ vào tủ lạnh trước khi vứt vào thùng rác để tránh nguy cơ bị rò rỉ dầu.
2.
Tái sử dụng dầu ăn thừa
Nếu bạn vừa mới chiên rán với một lượng lớn dầu ăn và không muốn đổ chúng đi ngay thì hãy tái chế chúng, tránh lãng phí.
Cách xử lý dầu ăn thừa bằng cách tái sử dụng như sau:
Lọc sạch cặn dầu ăn đã dùng
Cách 1: Sử dụng khăn giấy hoặc giấy lọc cà phê lót vào phễu hoặc rây, dưới để bát sạch hứng dầu.
Cách 2: Sử dụng bột năng, bột ngô: Bạn khuấy bột năng với 100ml nước, cho đến khi bột tan. Cho hỗn hợp này vào chảo mỡ/dầu sôi, sau đó chờ đến khi bột nổi lên thì dùng vợt vớt hết bột ra. Lúc này, cặn thức ăn bám vào bột giúp dầu trong veo như mới.
Bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông
Sau khi dầu ăn nguội, bạn cho chúng vào lọ thủy tinh kín và bảo quản trong tủ lạnh.
Tham khảo một số mẫu tủ lạnh giá tốt, bán chạy tại MediaMart:
- Nếu dầu đã được lọc kỹ mà vẫn còn cặn trông giống như bụi than thì dầu đó không còn tốt để tái sử dụng. Chất lắng này, mặc dù có thể nhìn thấy trong dầu ở nhiệt độ phòng, nhưng có thể không nhìn thấy trong dầu để lạnh.
- Khi dầu đã được lọc kỹ được bảo quản trong tủ lạnh vẫn xuất hiện các chất sền sệt ở đáy thì dầu đó không còn tốt để tái sử dụng.
- Khi dầu đã qua sử dụng có mùi khó chịu thì bạn không nên tái sử dụng.
- Dầu ăn chỉ nên dùng trong vòng 3 lần, trong đó lọc không quá 2 lần để tránh tình trạng biến chất.
- Dầu chiên các loại thực phẩm mùi nồng như cá, dầu chiên chứa gia vị không nên sử dụng tiếp để chiên bánh, chiên khoai, rán trứng. Tốt nhất nên tách riêng từng loại dầu để không gây ra tình trạng lẫn lộn mùi vị.
- Sau mỗi lần tái chế dầu sẽ dần mất đi độ ổn định nên cố gắng sử dụng hết hoặc không thêm dầu mới vào dầu tái chế. Như vậy sẽ giảm số lần tái chế dầu.
- Dầu đã tái chế không nên để lâu mà cố gắng dùng càng nhanh càng tốt để tránh tình trạng ôi thiu.
- Bình đựng dầu ăn tái chế khi bảo quản cần bọc kín, dùng giấy bạc lót miệng, tránh nước và ánh sáng mặt trời.
- Tránh tái chế các loại dầu ăn không cùng nguồn gốc với nhau như dầu cải với dầu hướng dương hoặc dầu đậu nành với dầu gạo lứt…
- Trường hợp dầu ăn còn lại ít thì tốt nhất nên bỏ đi, tránh tái sử dụng gây mất thời gian, tốn công sức.
Trên đây là cách xử lý dầu ăn thừa đúng cách, tiết kiệm, tránh gây tắc cống. Hy vọng rằng những thông tin mà MediaMart chia sẻ sẽ giúp ích đến bạn.