Biên tập bởi: Trương Vân Anh - Cập nhật ngày 17/11/2023 22:48
Thời tiết thay đổi thất thường khiến da đầu dễ toát mồ hôi gây mùi cho mũ bảo hiểm. Làm thế nào để khử mùi hôi trong mũ bảo hiểm? Hãy cùng MediaMart tìm hiểu một vài mẹo xử lý trong bài viết sau đây nhé!
Mũ bảo hiểm trở thành một vật dụng không thể thiếu mỗi khi lưu thông trên đường. Với tần suất sử dụng liên tục và thường xuyên kết hợp với môi trường nhiều khói bụi và sự thay đổi thời tiết, đặc biệt vào mùa hè, nên da đầu thường tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn. Lâu dần khiến cho lớp lót mũ có mùi hôi khó chịu bởi vi khuẩn, nấm… phát triển
Cùng với đó, những hôm thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều, mọi người thường chỉ treo mũ trên xe để cho khô tự nhiên rồi tiếp tục sử dụng. Khi này nước mưa đọng lại sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn và bụi bẩn bên trong cũng sẽ khiến mũ bảo hiểm nhanh hôi hơn
Ngoài ra, mũ bảo hiểm bị hôi thường là do thói quan không vệ sinh mũ thường xuyên. Đồng thời, còn một số nguyên nhân khác như tóc ẩm, tóc vuốt gel tạo kiểu …. cũng là những tác nhân gây ra mùi hôi khó chịu cho mũ bảo hiểm
2.
Một số mẹo khử mùi cho mũ bảo hiểm
2.1. Vệ sinh mũ bảo hiểm
Có thể nói, vệ sinh mũ bảo hiểm là giải pháp hữu hiệu để giúp khử mùi hôi triệt để và giữ mũ bảo hiểm được sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu giặt mũ bảo hiểm bạn chỉ nên giặt bằng tay thay vì giặt bằng máy giặt. Bởi cấu tạo mũ thường khác cứng và chắc chắn khi giặt bằng máy, dưới tác động của lực quay mạnh sẽ gây ra các va đập mạnh. Vừa khiến máy giặt nhanh gặp sự cố mà độ bền của mũ bảo hiểm cũng bị ảnh hưởng
Lớp lót bên trong mũ và lớp mút xốp bạn nên dùng bàn chải mềm, mảnh để giặt. Đồng thời sử dụng dầu gội đầu để giặt mũ nhằm tránh tình trạng kích ứng da đầu hay mẩn ngứa. Mũ bảo hiểm sau khi giặt xong cần được phơi ở nơi khô ráo, thoáng đãng, có ánh sáng mặt trời để chúng được thơm tho, sạch sẽ khi dùng.
2.2. Sử dụng xịt khử mùi cho mũ bảo hiểm
Hiện nay, trên thị trường cũng có khá nhiều loại dung dịch xịt khử mùi dành riêng cho mũ bảo hiểm. Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần xịt trực tiếp lên lớp lót của mũ là được.
Các dòng bình xịt này có công dụng diệt khuẩn tạm thời và tạo mùi hương dễ chịu cho mũ. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp diệt khuẩn hoàn toàn 100% mà bạn vẫn cần thường xuyên vệ sinh mũ bảo hiểm
2.3. Sử dụng lót mũ chuyên dụng
Bên cạnh xịt khử mùi, bạn cũng có thể khắc phục tạm thời tình trạng mũ bảo hiểm có mùi hôi. Bạn có thể thường xuyên thay mới miếng lót mũ và tiết kiệm thời gian vệ sinh mũ. Giá thành của những miếng lót mũ bảo hiểm này cũng không quá cao.
Tuy nhiên, khi sử dụng miếng lót mũ này có thể khiến người dùng cảm thấy bí bách hơn trong thời tiết oi nóng. Đồng thời có thể gây sai lệch size mũ khiến bạn cảm thấy đội mũ bị chật hơn so với bình thường.
3.
Hướng dẫn vệ sinh mũ bảo hiểm
Việc vệ sinh mũ bảo hiểm tại nhà khá đơn giản, bạn có thể tham khảo 3 bước hướng dẫn sau đây từ MediaMart:
Bước 1: Gỡ các chi tiết của chiếc mũ lần lượt từ lớp lót vải tới lớp xốp
Bước 2: Tiến hành làm sạch vỏ bên ngoài của mũ, kính mũ bảo hiểm bằng khăn mềm
Bước 3: Sử dụng dầu gội đầu để giặt sạch phần lõi xốp và vải lót, sau đó có thể sấy khô hoặc hong nắng để khô tự nhiên rồi lắp lại theo đúng vị trí ban đầu
Bài viết trên đây của MediaMart đã chia sẻ tới bạn một số mẹo hữu ích để giúp khử mùi hôi cho mũ bảo hiểm hiệu quả. Hãy lưu và áp dụng ngay nhé!