Lễ Thất tịch là ngày nào năm 2022?

Lễ Thất tịch là ngày nào năm 2022?

Lễ Thất tịch còn được xem là ngày lễ tình yêu mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, cảm động trong văn hóa phương Đông. Vậy lễ Thất tịch là ngày nào năm 2022, nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Thất tịch. Mời bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé.

1.

Lễ Thất tịch là ngày nào 2022?

Ngày Thất tịch là ngày gì?

Thất tịch được xem là ngày lễ tình yêu theo văn hóa phương Đông và còn được người phương Tây gọi là Valentine Đông Á. Ngày lễ này dựa trên câu chuyện cổ tích bắt nguồn từ Trung Quốc là Ngưu Lang Chức Nữ hay theo cách gọi khác của người Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu.

Lý do có cái tên như vậy là vì ở Việt Nam trong ngày này thường xuất hiện mưa ngâu. Mọi người cho rằng đây là những giọt nước mắt hạnh phúc của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau.


Ngày Thất tịch bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu của Ngưu Lang Chức Nữ 

Lễ Thất tịch là ngày nào?

Lễ Thất tịch được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm. Theo lịch dương, năm 2022, lễ Thất tịch diễn ra vào thứ năm, ngày 4/8/2022.


Lễ Thất tịch năm 2022 rơi vào thứ năm ngày 4.8

Mặc dù đây không phải là ngày lễ lớn trong văn hóa của người dân Việt Nam nhưng đây lại là ngày nhận được rất nhiều sự quan tâm và chú ý của các bạn trẻ. Cùng tìm hiểu xem nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ Thất tịch ở phần tiếp theo nhé.

2.

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất tịch

Ngày lễ Thất tịch có nguồn gốc từ câu chuyện tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ hay còn có tên gọi khác là Ông Ngâu Bà Ngâu. Câu chuyện này có nhiều dị bản khác nhau.

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất tịch ở Việt Nam

Theo tương truyền, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu trên Trời, có tài nghệ thổi sáo rất hay; còn Chức Nữ là một nàng tiên dệt vải, hai người đã đem lòng yêu thương nhau.

Vì say mê nhau nên hai người đã bỏ bê công việc của mình khiến Ngọc Hoàng tức giận ngăn cách họ gặp nhau bằng con sông Ngân Hà. Thế nhưng, trải qua thời gian họ vẫn một lòng chung thủy thương yêu nhau.

Cảm động trước tình cảm của hai người nên Ngọc Hoàng đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (7.7 âm lịch) được gặp nhau một lần. Khi gặp nhau, họ đã khóc vì hạnh phúc và những giọt nước mắt hóa thành mưa được mọi người gọi là mưa ngâu. Từ đó, ngày này còn được gọi là Ông Ngâu Bà Ngâu.

Kể từ đó, mỗi năm đến ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch mọi người đều nhớ đến tình yêu thương chung thủy, son sắc của Ngưu Lang Chức Nữ nên còn coi đây là ngày tình yêu đôi lứa của người phương Đông.


Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch 

Với người Việt Nam, đây là ngày không chỉ dành cho tình yêu đôi lứa mà còn là ngày cầu phúc bình an, con đàn cháu đống.

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc

Lễ Thất tịch là ngày lễ tình nhân bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngày này còn có nhiều tên gọi khác như Lễ hội Trùng Thất, Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch.

Mỗi năm, cứ đến ngày Thất tịch các cô gái Trung Quốc đều cầu nguyện có được đôi tay khéo léo, đảm đang, nữ công gia chánh và quan trọng nhất là biết dệt vải, thêu thùa, may vá. Với những cô nàng độc thân thì lại cầu có được một tình yêu đẹp, một người chồng chung thủy.


Lễ Thất tịch là ngày lễ quan trọng ở Trung Quốc

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày lễ Thất tịch ở Nhật Bản

Ngày lễ Thất tịch tại Nhật Bản còn được gọi là lễ Tanabata. Đây là ngày kỷ niệm sự gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức là sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang.

Vào ngày này, người Nhật sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn, vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Các bạn trẻ cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.


Phong tục viết điều ước treo lên cành trúc của người Nhật trong ngày Thất tịch

Nguồn gốc, ý nghĩa lễ Thất Tịch ở Hàn Quốc

Ngày Thất tịch ở Hàn Quốc còn gọi là lễ Chilseok với ý nghĩa mong muốn có được sức khỏe tốt, mùa màng bội thu vì ngày lễ này diễn ra vào mùa mưa, là thời điểm chấm dứt của thời tiết khắc nghiệt nắng nóng.

Vào ngày Chilseok, người Hàn thường tắm mưa để cầu sức khoẻ. Cùng với đó, các món ăn mà họ sẽ thưởng thức trong ngày này đó là bánh mì bột mì và bánh mì nướng.

Trên đây là nội dung về lễ Thất tịch là ngày nào năm 2022 cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn biết thêm về ngày lễ đặc biệt này. Đừng quên đón đọc những thông tin bổ ích, hữu ích khác tại chuyên mục Mẹo vặt – Đời sống trên website mediamart.vn nhé.