Mâm cơm cúng mùng 1 Tết gồm những gì?

Mâm cơm cúng mùng 1 Tết gồm những gì?

Biên tập bởi: Nguyễn Thị Lợi - Cập nhật ngày 24/11/2022 17:03
Theo phong tục của người Việt, vào sáng mùng 1 Tết, các gia đình đều chuẩn bị mâm cơm cúng để dâng lên gia tiên và cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Vậy mâm cơm cúng mùng 1 Tết gồm những gì? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

1.

Mâm cơm cúng mùng 1 Tết gồm những gì?

Theo quan niệm dân gian, mâm cơm cúng mùng 1 Tết thường có những vật phẩm sau: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, trầu cau, đèn, nến, trà, bánh chưng/bánh tét,… Bên cạnh đó, tùy mỗi gia đình mà mâm cỗ cúng ngày đầu năm được làm theo cỗ mặn hoặc cỗ chay.

Mâm cơm cúng mùng 1 Tết ở miền Bắc

Các gia đình ở miền Bắc vào ngày đầu năm mới hầu hết sẽ chuẩn bị các món sau:

  • Gà luộc
  • Nem rán
  • Bánh chưng
  • Nem rán
  • Canh măng nấu xương/chân giò
  • Giò xào, giò lụa
  • Xôi gấc


Mâm cơm cúng mùng 1 Tết ở miền Trung

Mâm cơm cúng mùng 1 Tết ở miền Trung thường gồm các món đặc trưng sau:

  • Nem lụi
  • Bò nướng
  • Gà quay
  • Lợn quay
  • Thịt nạc rim
  • Bánh chưng
  • Món cuốn
  • Bánh tráng
  • Rau cuốn sống
  • Măng trộn
  • Thịt gà trộn rau răm


Mâm cơm cúng mùng 1 Tết ở miền Nam

Mâm cơm cúng mùng 1 Tết ở miền Nam không cầu kỳ như ở 2 miền Bắc và miền Trung, thường sẽ gồm:

  • Chả giò chiên
  • Lạp xưởng
  • Gà luộc xé phay
  • Củ kiệu
  • Bánh tét


Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết không cần quá cầu kỳ mà còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình sẽ chuẩn bị các món khác nhau, quan trọng nhất là tấm lòng thành của gia chủ trong việc sửa soạn mâm cúng.

Sau khi chuẩn bị xong mâm cỗ, người lớn tuổi hoặc gia chủ trong nhà sẽ khấn vái mời tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình.

Chú ý, trên bàn thờ trong 3 ngày Tết, ngọn đèn dầu phải được thắp liên tục cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy,…

Ngoài ra, trên bàn thờ, ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy...

2.

Văn khấn mùng 1 Tết theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam


Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.

Hôm nay là ngày mùng 1, tháng Giêng, năm Nhâm Dần.

Chúng con là: … hiện cư ngụ tại: ...

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mùng một đầu xuân, đón mừng năm mới.

Con cháu tưởng niệm ân đức tổ tiên như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân.

Chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con đồng tâm kính mời các vị vong linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng, phù hộ cho chúng con được bách sự như ý, vạn sự cát tường.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Tóm lại, mâm cơm cúng mùng 1 tết gồm những gì là còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng thành viên trong gia đình, quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp gia chủ chuẩn bị mâm cỗ cúng vào ngày đầu năm mới thật tươm tất và tỉ mỉ.