Mẹo bảo quản bánh chưng, bánh tét sau Tết hiệu quả

Mẹo bảo quản bánh chưng, bánh tét sau Tết hiệu quả

Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 31/01/2023 14:06

Bánh chưng, bánh tét là hai món ăn mang hương vị đặc trưng ngày Tết. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách bảo quản hai loại bánh này sau Tết hiệu quả, vẫn giữ được hương vị thơm ngon như thế nào. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được thông tin chi tiết.

1.

Bánh chưng, bánh tét bảo quản được bao lâu?

Bánh chưng, bánh tét bảo quản được bao lâu còn phụ thuộc vào cách mà bạn bảo quản.

Trong trường hợp bạn đặt bánh chưng, bánh tét ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng chiếu vào trực tiếp thì sẽ bảo quản được từ 2 đến 3 ngày. Hơn nữa, nên treo bánh chưng hay bánh tét lên để bảo quản tốt hơn nhé.


Nếu bạn lo ngại việc bánh chưng, bánh tét đặt ở bên ngoài sẽ thu hút côn trùng thì hãy đặt chúng vào tủ lạnh. Khi bảo quản bánh chưng, bánh tét trong tủ lạnh, thời gian bảo quản từ 10 đến 15 ngày. Nếu muốn ăn, bạn chỉ cần lấy bánh trong tủ lạnh ra rồi hấp chín để bánh dẻo mềm.

2.

Hướng dẫn cách bảo quản bánh chưng sau Tết

Đặt bánh chưng trong tủ lạnh: Đa phần nhiều gia đình không lựa chọn đặt bánh chưng trong tủ lạnh với nguyên nhân sợ bánh bị sượng, nhanh chứng hay còn gọi là lại gạo. Thế nhưng, với điều kiện thời tiết nóng ẩm của Việt Nam trong những ngày Tết thường có nắng khiến bánh chưng bánh tét nhanh bị mốc, thiu. Khi thực phẩm đã mốc dễ dàng sinh ra độc tố aflatoxin. Độc chất này có khả năng gây hại đến sức khỏe con người sau một thời gian dài tích tụ. Vì vậy, bạn nên đặt bánh chưng trong tủ lạnh để bảo quản trong nhiệt độ từ 5 đến 10 độ C.


Hãy đặt bánh chưng bánh tét vào tủ lạnh một cách cẩn thận, tránh không làm lá bánh bị rách. Bánh bị rách lá có thể khiến mốc ăn sâu vào bánh hoặc lên men chua dễ dàng. Bạn cần thường xuyên kiểm tra bánh chưng, bánh tét trong quá trình bảo quản bánh. Nếu phát hiện bánh chưng bánh tét bị mốc, mảng mốc có màu xanh hoặc trắng thì hãy khắc phục bằng cách luộc lại bánh hoặc dùng lửa trên bếp gas để hơ bánh. Phần bánh còn lại chưa dùng hay dùng màng bọc thực phẩm bọc lại phòng ngừa hiện tượng bánh bị ám mùi tủ lạnh. Không trần bánh vì bánh sẽ nhanh cứng.

Hấp bánh lại hoặc dùng lò vi sóng thay thế cho việc rán bánh: Không ít gia đình có thói quen rán bánh với dầu mỡ để khắc phục tình trạng bánh cứng hoặc bị mốc. Thế nhưng theo các chuyên gia thì bạn nên làm nóng bánh bằng cách hấp lại hoặc dùng lò vi sóng. Bạn không nên rán bánh chưng quá nhiều vì có thể tăng lượng chất béo từ dầu mỡ vào thực đơn ngày Tết, gây hại cho sức khỏe nhất là đối với người bị bệnh tim mạch hoặc béo phì.

Trên đây là bí kíp bảo quản bánh chưng, bánh tét sau Tết hiệu quả mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.