Mẹo hay bảo quản thực phẩm không ôi thiu trong thời tiết nồm ẩm

Mẹo hay bảo quản thực phẩm không ôi thiu trong thời tiết nồm ẩm

Tầm tháng 2 - 3 sau Tết, miền Bắc thường xuất hiện thời tiết nồm ẩm với độ ẩm cao kèm theo các đợt mưa phùn kéo dài. Thời tiết nồm ẩm không chỉ gây nhiều bất tiện trong đời sống như gây ra tình trạng ẩm mốc tường, nền nhà “chảy nước” và cũng khiến thực phẩm rất nhanh bị hỏng. Tham khảo ngay những mẹo vặt giúp bảo quản thực phẩm tránh ôi thiu trong thời tiết nồm ẩm trong bài viết dưới đây

1.

Những tác động của thời tiết nồm ẩm đến việc bảo quản thực phẩm

  • Cơ hội để các vi khuẩn phát triển

Khí hậu nồm ẩm với đặc trưng là độ ẩm không khí cao là điều kiện tốt để vi khuẩn phát triển và lây lan dù là ở những khu vực được coi là sạch sẽ nhất. Do đó mà thời tiết nồm ẩm thực phẩm dễ hỏng, ôi thiu hoặc xuất hiện tình trạng mốc hơn. 

  • Thực phẩm bị giảm chất lượng và nhanh hỏng 

Với độ ẩm không khí cao, nấm mốc và vi khuẩn rất nhanh sinh sôi và phát triển trong thực phẩm khi bảo quản ở môi trường nhiệt độ phòng. Đặc biệt là các loại thực phẩm khô: bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt, … Do đó mà thực phẩm sẽ rất nhanh hỏng, làm giảm chất lượng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nếu như sử dụng. 



2.

Trời nồm ẩm bảo quản thực phẩm như nào?

Với thời tiết nồm ẩm, bạn cần đặc biệt chú ý bảo quản thực phẩm đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình 

  • Bảo quản thực phẩm  trong tủ lạnh

Khi thời tiết chuyển sang nồm ẩm, bạn nên bảo quản các thực phẩm sống và đã qua chế biến trong tủ lạnh. Các thực phẩm tươi sống cần sơ chế sạch và cho vào các hộp đựng đậy kín nắp hoặc túi zip, sau đó bảo quản trong ngăn mát riêng hoặc ngăn đá tủ lạnh. 


Thực phẩm đã chế biến, bạn cũng nên đựng vào hộp riêng đậy kín nắp và ghi chú rõ thời gian chế biến để có thể sử dụng đúng thời hạn. Bạn cũng tránh để thực phẩm sống với thực phẩm đã chế biến để vi khuẩn hay mùi thực phẩm lẫn nhau. Ngoài ra tránh rã đông nhiều lần với cùng loại thực phẩm để không làm giảm chất lượng. 

  • Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh

Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh lâu hay ngắn chủ yếu là do nhiệt độ bên trong tủ lạnh. Nhiệt độ tủ lạnh quá thấp hoặc quá cao đều có thể làm giảm chất lượng thực phẩm. Do vậy, bạn nên thiết lập mức nhiệt lý tưởng cho tủ lạnh để bảo quản thực phẩm tốt hơn là 4 độ C. 


  • Sử dụng máy hút ẩm cho nhà bếp

Thời tiết nồm ẩm là cơ hội cho vi khuẩn và ẩm mốc gây hại phát sinh đặc biệt là khu vực nhà bếp. Do đó mà với phòng bếp bạn có thể sử dụng máy hút ẩm để giữ cho khu vực này luôn thoáng mát và khô ráo. 

  • Không để đồ ăn qua đêm 

Với thực phẩm đã chế biến, bạn không nên bảo quản ở nhiệt độ phòng qua đêm bởi sẽ làm mất dinh dưỡng từ thực phẩm và không đảm bảo vệ sinh. Nếu còn thực phẩm thừa sau bữa cơm bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và đựng trong hộp đậy kín nắp để tránh gây mùi cho tủ lạnh. 

  • Không nên trữ quá nhiều thực phẩm 

Dù có vào mùa nồm ẩm hay không, bạn cũng không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm. Bởi thực phẩm để lâu ngày sẽ bị mất chất dinh dưỡng và nhanh hỏng, hơn thế nữa là dễ gây mùi cũng như nấm mốc hơn. 


  • Bảo quản rau củ đúng cách

Đối với rau củ, bạn nên cắt bỏ phần gốc và nhặt bỏ những lá sâu, úng héo và dùng màng bọc hoặc túi ni lông đục lỗ bảo quản. Cách này giúp hạn chế hơi nước trong rau củ bốc hơi và đọng lại lên mặt túi trước khi cho vào tủ lạnh từ đó khiến rau củ nhanh héo ủng nước. 


  • Vệ sinh và bảo quản bát, đũa, thớt

Ngoài những lưu ý về bảo quản thực phẩm, các vật dụng nhà bếp như bát, đũa, thớt cũng cần đảm bảo giữ vệ sinh cũng như bảo quản đúng cách để không ảnh hưởng tới thực phẩm và sức khỏe người dùng. Các vật dụng nhà bếp bạn cần rửa sạch và để khô sau mỗi lần sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuyệt đối không sử dụng chung thớt để cắt thực phẩm sống chín để bảo vệ sức khỏe. 

Trên đây là một số mẹo vặt bảo quản thực phẩm tránh hỏng ôi thiu trong thời tiết nồm ẩm. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để kiểm soát dinh dưỡng thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe hiệu quả.