Tuyệt đối không nên sắm lễ mặn dâng lên chùa. Người dân nên sắm lễ vật đơn giản, không cần cầu kỳ, phức tạp chỉ cần bày tỏ được lòng thành kính. Bạn có thể sắm các vật như trầu cau, hoa quả hay xôi chè. Thực tế có nhiều khu vực trong chùa quy định chỉ được đặt lễ chay. Đặc biệt, ở khu vực Phật điện là chính điện trong chùa không được đặt lễ mặn.
Lễ mặn chỉ được đặt ở một số khu vực trong chùa chẳng hạn như điện thờ Đức Ông, Thánh, Mẫu và các điện thờ khác.
Không để tiền vàng mã hay tiền thật cúng trong chùa. Không ít người cho rằng cõi âm cũng giống như dương thế nên vẫn sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ. Thế nhưng, đây chính là một trong những điều kiêng kỵ. Người dân không nên mang vàng mã hay tiền âm phủ đến chùa, nếu có thì chỉ nên đặt ở ban thờ Thánh Mẫu hoặc Đức Ông.
Tuyệt đối không được đặt tiền thật trên các hương án chính điện chùa. Không nên đặt rượu, bia, thuốc lá ở ban thờ Phật. Tuy nhiên bạn cũng có thể đặt chúng trên ban thờ Thánh.
Người dân đi lễ chùa không nên cầu công danh hay tài lộc. Bởi phật giáo Việt quan niệm rằng Phật chỉ phù hộ, che chở bình an cho các gia đình, người dân chứ không phù hộ những điều khác.
Một trong những điều bạn cần chú ý nữa là khi đi lễ chùa nên chuẩn bị trang phục sao cho phù hợp. Không nên mặc quần hay váy ngắn hoặc các loại áo mỏng, xuyên thấu. Bạn nên chọn các trang phục gọn gàng. Nếu có điều kiện hãy mặc áo giống màu với các Phật tử mặc đi lễ là tốt nhất.
Khi đi đến chùa, bạn cũng lưu ý cách ăn nói, nói năng lịch sự, nhẹ nhàng. Lưu ý nói chuyện với nhà sư hãy chắp tay hình búp sen.
Về thứ tự hành lễ cũng là một trong những điều bạn cần quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách hành lễ cũng như đặt lễ đúng cách. Bạn nên đặt lễ theo thứ tự Ban Đức Ông – hương án chính điện - các ban thờ khác của nhà Bái Đường như điện thờ Mẫu, Tứ Phủ... Sau cùng là tới nhà thờ Tổ.
Trên đây là những điều cần lưu ý khi đi chùa ngày Rằm tháng Giêng. Bạn có thể đọc để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi Media Mart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.