Rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào, thứ mấy?

Rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào, thứ mấy?

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu, đây được xem là một ngày lễ quan trọng của người Việt. Vào ngày này, mọi người thường sẽ đi chùa, chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn để cầu cho một năm may mắn, an lành. Vậy rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào, thứ mấy? Hãy cùng MediaMart đi tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

1.

Rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào?

Rằm tháng Giêng hay còn được gọi là Tết Nguyên tiêu. Trong tiếng Hán, nguyên là thứ nhất, tiêu là đêm. Nguyên tiêu dùng để chỉ đêm Rằm đầu tiên trong năm. Ngoài ra, Rằm tháng Giêng còn được gọi là lễ Thượng nguyên. Theo phong tục, vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng để dâng lên thần linh, tổ tiên.

Rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào? Rằm tháng Giêng được tổ chức vào ngày 15/1 Âm lịch hàng năm. Do đó, ngày rằm tháng Giêng 2024 rơi vào thứ Bảy, ngày 24/2 Dương lịch.

Rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào?
2.

Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng?

Ngày rằm tháng Giêng là ngày lễ trọng đại theo phong tục truyền thống của người Việt. Vào ngày này, người dân thường sẽ đi chùa lễ Phật hoặc các đền miếu, di tích lịch sử để cầu bình an, tốt lành cho bản thân và gia đình. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình cùng chuẩn bị mâm cơm cúng, đứng trước bàn thờ tổ tiên nhớ về công đức của các bậc sinh thành, nhớ về nguồn cội.

Ý nghĩa ngày rằm tháng Giêng?

Theo phong tục truyền thống, trước đây vào đêm 15.1 âm lịch (đêm rằm tháng Giêng), nơi đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ và thực hiện các nghi lễ cúng rằm. Mặc dù hiện nay đã hạn chế rất nhiều, nhưng phong tục đêm Rằm tháng Giêng đã trở thành nét sinh hoạt văn hoá truyền thống mang đậm chất thơ của dân tộc.

Người xưa có câu “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Bởi vậy mà từ lâu, trong tâm thức người Việt, ngày tháng Giêng cũng quan trọng chẳng kém Tết Nguyên đán. Những giá trị tâm linh, giá trị nhân văn mà ngày rằm tháng Giêng đem lại, sẽ trở thành hành trang để con người vững tin bước vào một năm mới với tâm thế lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất

3.

Mâm cúng rằm tháng Giêng

Mâm cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải bày biện mâm cao cỗ đầy mà còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán của mỗi gia đình, vùng miền. Nhưng tựu chung lại đều thể hiện lòng tấm lòng thành kính đối với Phật, thánh, ông bà, tổ tiên.

Theo truyền thống, nhiều gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cỗ, gồm: mâm cỗ chay cúng Phật và mâm cỗ mặn cúng gia tiên.

- Mâm cỗ chay cúng Phật gồm: hoa quả, chè xôi, các món đậu, bánh trôi nước… Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của bánh trôi nước (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

- Mâm lễ mặn cúng rằm tháng Giêng truyền thống không thể thiếu thịt gà, xôi gấc, bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ, được cho là sẽ mang đến may mắn trong năm mới. Bên cạnh đó, gia chủ có thể chuẩn bị thêm các món: canh măng, bóng bì, canh miến, canh mọc, giò chả, nem…

Mâm cúng rằm tháng Giêng

Trên đây là bài viết giải đáp rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào, thứ mấy? Hy vọng rằng với những thông tin mà MediaMart chia sẻ sẽ giúp bạn chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng này thật đầy đủ, chỉn chu để cả năm được may mắn.

Để chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng được nhàn hạ hơn, bạn nên sắm các thiết bị gia dụng thông minh như nồi chiên không dầu, máy rửa bát, chảo chống dính,... Hiện Media Mart đang bán các sản phẩm này với mức giá rất tốt, bạn có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc hoặc muốn đặt hàng sản phẩm, bạn có thể ghé trực tiếp đến hệ thống siêu thị điện máy Media Mart hoặc liên hệ theo hotline: 1900 6788 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất.