Tết Hàn thực là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc của ngày này

Tết Hàn thực là gì? Ý nghĩa, nguồn gốc của ngày này

Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 01/04/2022 16:43

Vào ngày Tết Hàn thực hằng năm, các gia đình sẽ chuẩn bị bánh trôi hoặc bánh chay để cúng Phật cũng như cúng gia tiên. Thế nhưng không phải ai cũng biết được ý nghĩa, nguồn gốc của ngày này. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Media Mart để nắm được thông tin chi tiết.

1.

Tết Hàn thực là gì?

Tết Hàn thực vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, các gia đình Việt thường chuẩn bị bánh trôi bánh chay để cúng lễ Hàn thực.

Trong tiếng Hàn thì “Hàn” có nghĩa là “lạnh” và “thực” nghĩa là ăn. Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh.

Theo truyền thuyết thì vào thời xa xưa, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn phải bỏ đi lưu vong lúc thì ở nước Tề, lúc ở nước Sở. Vị hiền sĩ Giới Tử Thôi luôn ở bên cạnh vua để phò tá, bày mưu tính kế.

Có hôm trên đường đi lánh nạn, đã hết lương thực Giới Tử Thôi đã cắt một phần miếng đùi của mình để cho vua ăn. Sau khi nhà vua ăn xong mới biết sự hi sinh của Giới Tử Thôi nên rất cảm kích.


Giới Tử Thôi phò tá vua tận mười chín năm trời, sau quãng thời gian khổ cực cũng khổ luyện thành tài. Khi Tấn Văn Công đoạt lại ngôi vương nước Tấn, ông đã phong chức cũng như thưởng chức tước cho những ai có công tòng vua nhưng lại quên Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cho rằng nghĩa vụ của bề tôi là phò tá vua là trách nhiệm của bề tôi nên không hề oán trách. Ông về quê rồi cho mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn, sống cuộc sống thanh bình.

Vua Tấn Văn Công nhớ ra ông rồi sai người quay về tìm Tử Thôi. Giới Tử Thôi không màng danh vọng nên không quay về lĩnh thưởng. Nhà vua thấy vậy bèn ra lệnh đốt rừng để ông xuất hiện. Tuy nhiên, ông lại cùng mẹ chết cháy trong rừng, nhất quyết không ra ngoài.

Lúc này nhà vua đã hối hận cho hành động của mình. Ngài đã lập miếu thờ Tử Thôi tại núi rồi đổi tên núi là Giới Sơn. Vua hạ lệnh cho người dân không đốt lửa 3 ngày từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch và chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn.

2.

Tết Hàn thực ở Việt Nam

Tết Hàn thực bắt nguồn từ truyền thuyết ở Trung Quốc nhưng khi vào Việt Nam ngày này lại có ý nghĩa tâm linh khác biệt, có những thay đổi nhất định để phù hợp với văn hóa Việt.

Tết Hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay thể hiện nét đặc trưng trong phong cách sống của người Việt. Người Việt Nam trong ngày này không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Không như Trung Quốc, Tết Hàn thực ở Việt Nam không dùng để tưởng nhớ đến hiền sĩ Giới Tử Thôi, Tết người Việt sẽ hướng tới nguồn cội cũng như nhớ đến công lao của những người đã khuất.

3.

Ý nghĩa tục ăn bánh trôi và bánh chay trong Tết Hàn thực

Vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch, nhiều gia đình sẽ cúng bánh trôi, bánh chay để lễ Phật và cúng gia tiên. Ở một số nơi, người dân còn cúng thần hoàng tỏ rõ lòng thành, nhớ tới cội nguồn.

Bánh trôi cũng như bánh chay của người Việt mang đậm bản sắc riêng nền ẩm thực dân tộc. Người Việt Nam ta gọi đây là Tết bánh trôi, bánh chay phổ biến hơn là Tết Hàn thực.


Dùng bánh trôi, bánh chay cúng đem tới nhiều ý nghĩa tốt đẹp, tượng trưng cho linh hồn và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Bánh trôi và bánh chay đều sử dụng bột gạo nếp thơm là thành phần chính, thể hiện được nền văn minh lúa nước của dân tộc ta. Hình ảnh này còn tượng trưng cho Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng bọc trăm trứng.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi Tết Hàn thực là gì cũng như ý nghĩa, nguồn gốc của ngày này. Đừng quên theo dõi Media Mart để cập nhật nhanh chóng thông tin hữu ích.