Sữa đậu nành kỵ với những thực phẩm nào?

Sữa đậu nành kỵ với những thực phẩm nào?

Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu uống sữa đậu nành không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể. Hãy cùng MediaMart tìm hiểu xem sữa đậu nành kỵ với những thực phẩm nào trong bài viết sau đây nhé! 

1.

Sữa đậu nành kỵ với trứng

Nhiều người thường có thói quen uống sữa đậu nành và ăn kèm trứng vào buổi sáng. Tuy nhiên, các chuyên dinh dưỡng cho hay sữa đậu nành lại kỵ với trứng. Bởi trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt là trypsin khi kết hợp cùng protein trong lòng trắng trứng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng. Do đó, bạn không nên uống sữa đậu nành khi ăn trứng nhé! 

Sữa đậu nành kỵ với trứng
2.

Không nên pha sữa đậu nành với đường đỏ

Đường đỏ cũng rất kỵ với sữa đậu nành bởi vì trong đường đỏ có chứa các axit hữu cơ như axit lactic, axit axetic … Do đó mà các chất hữu cơ này khi kết hợp với canxi và protid trong sữa đậu nành sẽ tạo ra các hợp chất biến tính làm mất đi chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nếu kết hợp đường đỏ với sữa đậu nành còn ảnh hưởng tới khả năng hấp thu và tiêu hóa của cơ thể 

Không nên pha sữa đậu nành với đường đỏ
3.

Không uống sữa đậu nành với kháng sinh

Nếu bạn đang trong giai đoạn phải uống kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh có chứa erythromycin hoặc tetracycline thì không nên uống sữa đậu nành. Bởi các chất trong thuốc kháng sinh sẽ phân hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành. Cách tốt nhất là bạn nên uống sữa đậu nành sau khi uống thuốc khoảng 1 tiếng để tránh các phản ứng hóa học có thể xảy ra. 

Không uống sữa đậu nành với kháng sinh
4.

Nên uống sữa đậu kèm và ăn kèm tinh bột

Khi uống sữa đậu nành mà không ăn kèm với tinh bột sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng trong sữa bị chuyển hóa thành nhiệt lượng. Bởi vậy mà sẽ khiến cơ thể khó hấp thu. Do đó, nếu uống sữa đậu nành, bạn nên ăn kèm với bánh ngọt, bánh mì … hoặc các chế phẩm khác của tinh bột để tăng cường khả năng hấp thu cho cơ thể nhé! 

Nên uống sữa đậu kèm và ăn kèm tinh bột
5.

Bổ sung thêm kẽm khi uống sữa đậu nành

Các chất saponin hormone và lectin có chứa trong sữa đậu nành sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ kẽm của cơ thể. Do đó mà bạn nên bổ sung thêm kẽm nếu như thường xuyên bổ sung sữa đậu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra, nếu bạn đang có tình trạng thiếu kẽm thì cũng không nên uống nhiều sữa đậu nành. 

6.

Không uống sữa đậu nành nếu không được đun sôi kỹ

Một lưu ý cực quan trọng khi uống sữa đậu nành là bạn nên đun sôi thật kỹ trước khi uống. Nếu uống sữa đậu sống hoặc chưa được đun sôi sẽ gây ra các hiện tượng đau bụng, buồn nôn hoặc thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Bởi trong thành phần của sữa đậu nành sẽ gồm các chất ức chế men như trypsin, saponin và nhiều chất không có lợi khác.

Bạn nên sử dụng máy làm sữa hạt hoặc máy làm sữa đậu nành chuyên dụng để chế biến các ly sữa đậu nành thơm ngon và đảm bảo. Bởi các công đoạn xay đậu, nấu chín đều được máy thực hiện một cách dễ dàng. Đồng thời các chất dinh dưỡng trong sữa cũng được giữ lại đầy đủ, sữa đặc thơm ngon và đảm bảo độ chín. 

Không uống sữa đậu nành nếu không được đun sôi kỹ

Bài viết trên đây của MediaMart đã chia sẻ tới bạn những thực phẩm cần kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành mà bạn cần tránh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết !