Mẹo sửa lỗi trên Windows 10, Windows 11 không cần cài đặt lại hệ điều hành

Mẹo sửa lỗi trên Windows 10, Windows 11 không cần cài đặt lại hệ điều hành

Đôi khi máy tính chạy Windows 10, Windows 11 gặp lỗi hệ điều hành khiến người dùng cần cài đặt lại nó kèm các phần mềm cần thiết, thiết lập lại mọi thứ theo thói quen dùng. Các thao tác này đòi hỏi mất nhiều công sức và thời gian. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn mẹo khắc phục lỗi trên Windows 10, Windows 11 mà không cần cài đặt lại màn hình.

1.

Bản sao lưu hệ thống Windows 11 là gì?

Bản sao lưu hệ thống Windows 11 là gì?

Đây chính là bản sao toàn bộ ổ đĩa chứa hệ điều hành (thông thường là ổ đĩa C) với mọi phần mềm đã cài đặt và mọi file dữ liệu liên quan. Nói cách khác, bản sao lưu hệ thống Windows 11 tập hợp mọi dữ liệu có trên ổ đĩa chứa hệ điều hành kể cả các dữ liệu cá nhân của người dùng.

Bản sao lưu hệ thống Windows 11 là gì?
 Trong trường hợp hệ điều hành bị lỗi, người dùng chỉ việc khôi phục từ bản sao lưu để có được mọi thông tin cần thiết mà không cần cài đặt lại ứng dụng hay cài đặt lại Windows.

2.

Hướng dẫn cách tạo bản sao lưu toàn bộ hệ thống trên hệ điều hành Windows 11

Nhằm tạo được bản sao lưu hệ thống trên hệ điều hành Windows 11, người dùng có thể sử dụng công cụ cổ điển đã được cài đặt sẵn trên Windows là Backup and Restore (Windows 7).

Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấn vào biểu tượng Windows rồi gõ từ khóa Control Panel vào khung tìm kiếm để kích hoạt ứng dụng này.

Hướng dẫn cách tạo bản sao lưu toàn bộ hệ thống trên hệ điều hành Windows 11
 

Bước 2: Tại trang chủ Control Panel, bạn hãy đi đến mục System and Security rồi nhấn chọn liên kết Backup and Restore (Windows 7).  

Hướng dẫn cách tạo bản sao lưu toàn bộ hệ thống trên hệ điều hành Windows 11
 

Bước 3: Tại cửa sổ Back up Restore, tại khung bên trái bạn nhấn vào liên kết Create a system image.

Hướng dẫn cách tạo bản sao lưu toàn bộ hệ thống trên hệ điều hành Windows 11
 

Bước 4: Hệ điều hành Windows sẽ yêu cầu người dùng chọn vị trí muốn sao lưu. Bạn có thể lựa chọn sao lưu vào phân vùng khác trên ổ đĩa, ổ đĩa cục bộ, ổ đĩa mạng. Hãy chọn tùy chọn phù hợp với bạn rồi nhấn Next.


 Hướng dẫn cách tạo bản sao lưu toàn bộ hệ thống trên hệ điều hành Windows 11

Bước 5: Lúc này, cửa sổ Windows sẽ hiện lên và người dùng có thể xem lại các dữ liệu sao lưu. Tiếp theo, bạn nhấn nút Start backup.

Hướng dẫn cách tạo bản sao lưu toàn bộ hệ thống trên hệ điều hành Windows 11
 

Quá trình sao lưu sẽ bắt đầu. Thời gian sao lưu sẽ phụ thuộc vào lượng dữ liệu phân vùng chứa hệ điều hành. Trong trường hợp muốn đổi ý hãy nhấn nút Stop backup nhằm hủy quá trình sao lưu.

Bước 6: Sau khi hoàn tất quá trình sao lưu, hộp thoại Windows sẽ hiện lên hỏi người dùng có muốn tạo CD/DVD để khôi phục hệ thống khi không thể khởi động vào Windows hay không. Nếu có nhu cầu bạn hãy nhấn chọn Yes và ngược lại.

Hướng dẫn cách tạo bản sao lưu toàn bộ hệ thống trên hệ điều hành Windows 11
 

Bước 7: Cuối cùng bạn nhấn Close để đóng cửa sổ Create a system image. Tiếp theo, bạn hãy mở ổ đĩa chứa bản sao lưu rồi nhấn chọn thư mục mới trên WindowsImageBackup. Bạn không được di chuyển hoặc sửa thư mục này.

Hướng dẫn cách tạo bản sao lưu toàn bộ hệ thống trên hệ điều hành Windows 11
 Trên đây là hướng dẫn cách sửa lỗi Windows 10, Windows 11 mà không cần cài đặt lại mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.

Tham khảo một số mẫu laptop đang bán tại MediaMart