Không ít người dùng quan niệm rằng nhiệt độ điều hòa càng cao thì càng tiết kiệm điện. Do đó vào ban đêm nhiều người bật điều hòa ở mức 29 đến 30 độ. Thế nhưng đây lại là quan niệm không đúng.
Bởi căn cứ vào nhiệt độ trong phòng mà bật điều hòa nhiệt độ 28 độ, 29 độ hoặc 30 độ có tiết kiệm điện hay không so với nhiệt độ ngoài trời.
Theo các chuyên gia khuyến nghị, hiệu quả làm mát của điều hòa cao nhất khi nhiệt độ dàn nóng dưới 48 độ C trong khi nhiệt độ phòng tử 19 độ C trở lên. Theo đó mức độ tiết kiệm điện nhất sẽ là sự chênh lệch giữa nhiệt độ phòng với nhiệt độ bên ngoài dao động từ 6 đến 10 độ C.
Chẳng hạn như nhiệt độ bên ngoài trời đang ở mức 40 độ C thì người dùng bật điều hòa 30 độ C sẽ đảm bảo tiết kiệm được điện năng mà vẫn đủ để làm mát. Trong khi đó nếu đặt mức nhiệt 25 độ C sẽ giúp điều hòa hoạt động hết công suất gây tiêu tốn nhiều điện năng.
Trong trường hợp nhiệt độ môi trường chỉ dao động từ 30 đến 35 độ thì hãy bật điều hòa trong khoảng từ 26 đến 28 độ nhằm tối ưu điện năng. Nếu bạn để điều hòa ở ngưỡng 30 độ sẽ khiến cục nóng liên tục ngắt và khi khởi động lại sẽ tiêu tốn điện năng khá lớn.
Hơn nữa vào ban đêm người dùng nên kích hoạt chế độ Sleep (chế độ ngủ đêm) nhằm tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe. Hãy cài đặt chế độ này sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ nhiệt độ trong phòng sẽ tăng lên 1 độ C tự động rồi tăng lên 2 độ C và duy trì mức nhiệt độ đó cả đêm.
Điều này có nghĩa là trước khi đi ngủ người dùng bật điều hòa 26 độ C thì nửa tiếng đến 1 tiếng sau thiết bị sẽ tăng lên 27 độ. Sau 2 tiếng sẽ tiếp tục tăng lên 2 độ nhằm cân bằng với nhiệt độ bên ngoài đảm bảo không bị rét lúc nửa đêm khi nhiệt độ giảm xuống đem đến giấc ngủ ngon và sâu cho người sử dụng.