Các sai lầm phổ biến cần tránh khi dùng máy ép chậm

Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 13/08/2024 15:22

Máy ép chậm từ lâu đã trở thành trợ thủ đồng hành quen thuộc trong mỗi căn bếp của gia đình Việt. Mỗi ngày được thưởng thức những ly nước trái cây thơm ngon sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách máy ép chậm. Để đảm bảo thiết bị vận hành hiệu quả, bạn cần tránh các sai lầm dưới đây.

1.

Không rửa hoặc rửa không kĩ rau củ quả, trái cây

Rau củ quả, trái cây khi mua từ chợ về thường chứa bụi bẩn, chất bảo quản hay thuốc trừ sâu tạo thành một lớp mỏng bên ngoài. Đây chính là lý do bạn cần rửa sạch chúng dưới vòi nước chảy mạnh. Đối với rau củ, trái cây có lớp vỏ ngoài cứng thì bạn cần chà mạnh tay. Đối với rau quả vỏ mềm thì hãy dùng tay rồi chà thật nhẹ nhàng sao cho chúng tránh được dập hoặc bầm.

Không rửa hoặc rửa không kĩ rau củ quả, trái cây

Công thức rửa rau quả nhanh và dễ nhất là pha hỗn hợp một ít rượu táo hoặc giấm ăn rồi bỏ thêm muối biển mịn hòa tan với nước. Tiếp theo, bạn hãy dùng nước rửa rau quả để làm sạch rau củ quả, trái cây.

2.

Dùng trái cây không phù hợp với máy ép chậm

Không phải loại rau củ quả, trái cây nào cũng thích hợp để cho vào máy ép chậm. Bỏ trái cây, rau củ quả không thích hợp vào máy ép chậm có thể khiến máy xảy ra các sự cố hoặc hư hỏng không đáng có.

Dùng trái cây không phù hợp với máy ép chậm

Đối với các loại quả có tính chất mềm như xoài chín, chuối hay bơ bạn không nên cho vào máy ép chậm,… Bởi phần thịt quả có thể bị nghiền nát dẫn đến tình trạng khó cuộn phía dưới trục xoay. Lúc này máy sẽ ứ đầy cũng như bị đẩy lên phía trên của trục. Trong trường hợp bạn muốn ép những quả này thì nên ép luân phiên với các loại củ cứng như táo, cà rốt để có thể đẩy bã tốt hơn.

Bạn cũng không nên ép mía, các loại hột, các loại quả có hột, chanh leo để phòng tránh máy hư hỏng.

3.

Không cho thêm rau củ khi làm nước ép trái cây

Mặc dù trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng 100gr xoài có thể chứa đến 14,8gr đường, 100gr táo chứa 13,3gr đường. Những ai bị tiểu đường hoặc kháng insullin sẽ không thích hợp để uống nước ép trái cây mỗi ngày.

Không cho thêm rau củ khi làm nước ép trái cây

Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách bỏ rau màu xanh vào cùng với trái cây vào máy ép chậm để đảm bảo nước ép trái cây ít đường và nhiều dưỡng chất hơn.

4.

Cho không đúng cách nguyên liệu vào máy ép chậm

Trên thị trường hiện nay có hai loại máy ép chậm phổ biến đó là loại ép vắt ly tâm là trục vít tốc độ thấp. Đối với máy ép trục vít tốc độ thấp, khi tiến hành ép các loại rau có hàm lượng chất xơ cao chẳng hạn như rau bina sẽ xuất hiện tình trạng tắc nghẽn trong trường hợp người dùng đổ nhiều rau ép trong cùng lúc.

Cho không đúng cách nguyên liệu vào máy ép chậm

Cách khắc phục rất đơn giản. Người dùng chỉ cần xen kẽ các thực phẩm và rau cứng như dưa leo, cà rốt hoặc giảm lượng rau bina cũng như trước khi ép cắt nhỏ rau ra để vệ sinh nhanh chóng, ép nhanh và tiện hơn.

5.

Máy ép chậm bị quá tải

Máy ép chậm hoạt động theo cơ chế nuốt và nghiền từng nguyên liệu một. Vì vậy, bạn không nên thúc, ấn vào cho quá nhiều nguyên liệu vào cùng lúc nhằm tránh nước ép bị nhiều bã dẫn đến máy ép chậm bị tắc.

Máy ép chậm bị quá tải

6.

Không uống nước ép ngay sau khi làm xong

Bạn nên uống nước ép ngay sau khi làm xong để hấp thụ được các loại dưỡng chất, vitamin có trong thực phẩm tươi. Nếu như bạn để nước ép ngoài không khí quá lâu sẽ khiến các chất phytochemical, enzyme cũng như các dưỡng chất cần thiết bị giảm hoặc bị oxy hóa.  

Không uống nước ép ngay sau khi làm xong

Chuyên gia cũng khuyến cáo sau khi lấy đồ uống từ máy ép chậm ra bạn nên dùng ngay sau 15 phút. Đây là thời điểm thích hợp để hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết trong nước ép.

7.

Không vệ sinh máy ép chậm sau khi dùng

Sau khi sử dụng hãy vệ sinh ngay máy ép chậm. Bạn cần tránh không để máy ép chậm bẩn quá lâu vì bã thực phẩm có thể bị khô và bám cặn vào những bộ phận bên trong dẫn đến vệ sinh thiết bị trở nên khó khăn.

Tuy có một số mẫu máy ép chậm được trang bị tính năng tự làm sạch nhưng nếu bạn trì hoãn việc vệ sinh thì các cặn bã vẫn khó lau chùi như thường. Bạn có thể ngâm các bộ phận không gắn với thân máy trong nước để bã thực phẩm mềm hơn khiến việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn.

Trên đây là những sai lầm phổ biến mà người dùng cần tránh khi dùng máy ép chậm mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.

Tham khảo các mẫu máy ép chậm đang bán tại MediaMart