Vì sao không nên mở nắp nồi cơm điện khi nấu xong?
Biên tập bởi: Nguyễn Nhật Linh - Cập nhật ngày 01/10/2024 10:57
Nồi cơm điện là một trong những thiết bị gia dụng quen thuộc, xuất hiện ở mọi gia đình. Thiết bị này hỗ trợ đắc lực cho công việc nấu ăn, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng. Thế nhưng không phải ai cũng nắm được nguyên nhân khi nấu xong nên mở nắp nồi cơm điện. Nếu bạn là một trong số đó, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được thông tin chi tiết.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại nồi cơm điện là nồi cơm điện nắp gài và nồi cơm điện nắp rời. Nắp nồi cơm điện thường được các nhà sản xuất thiết kế với phần nút bấm để hỗ trợ việc mở, đóng nồi thuận lợi, dễ dàng hơn và giúp lỗ thông hơi tốt. Từ đó quá trình hơi nước thoát ra bên ngoài được thuận lợi hơn. Nắp nồi cơm điện có công dụng chính giúp giữ nhiệt nồi, bao kín nồi tuyệt đối giúp thiết bị vận hành hiệu quả.
Khi nồi đang hoạt động bạn cần đóng kín cũng như không mở nắp nồi nhiều lần. Các chuyên gia khuyến cáo sau khi nấu cơm xong bạn cũng nên đóng kín nắp nồi và chỉ mở nắp nồi ra khi dùng cơm.
Nhiều chuyên gia cho rằng đa phần các sản phẩm nồi cơm điện sẽ được cài đặt từ nút cook sang nút warm. Trong thời điểm này nhiều người thường mở ra để kiểm tra tình trạng cơm đã chín hay chưa. Việc này sẽ khiến hơi nóng bên trong nồi bị thoát ra bên ngoài môi trường khiến cơm chín không đều, nhão, không được tơi.
Do đó, bạn không nên mở nắp nồi ngay mà chờ đợi khoảng 10 đến 15 phút rồi mới mở ra, xới cơm cho tơi. Tiếp theo, bạn lại đóng nắp nồi lại cho đến khi ăn cơm. Cách làm này sẽ giúp cơm tơi hơn, được ủ ấm tốt hơn và chín đều hơn.
Để đảm bảo hiệu quả khi nấu cơm bằng nồi cơm điện được phát huy tốt nhất, trước khi tiến hành nấu hãy kiểm tra xem đã đóng nắp kĩ hay chưa. Nếu bạn chưa đóng nắp kĩ ngay từ đầu sẽ khiến chất lượng cơm nấu bị ảnh hưởng. Khi tới gần nồi, người dùng có thể bị bỏng hơi nước do chúng thoát mạng ra ngoài.
2.
Những lưu ý khi dùng nồi cơm điện
Trước khi bật thì lau khô lòng nồi
Nhiều người có thói quen vo gạo trong lòng nồi rồi cắm điện vào, bật nồi lên để nấu. Thế nhưng, bạn lại quên mất phân đoạn lau khô ngoài lòng nồi rồi mới đặt vào nồi. Việc này sẽ giúp nồi cơm điện khô ráo, tránh dính nước đọng dẫn đến xuất hiện các vết cháy xém khi tiếp xúc với nhiệt độ cao khiến lòng nồi đen, chất lượng của mâm nhiệt bị giảm.
Hơn nữa nếu cắm điện khi không lau khô vỏ nồi cũng có thể dẫn đến nguy cơ chập cháy nồi nhất là đối với các thiết bị quá cũ.
Không bật quá nhiều lần nút Cook
Thói quen ấn nút Cook nhiều lần là một trong những nguyên nhân khiến nồi cơm điện nhà bạn nhanh hỏng hơn. Lý do khi bạn ấn nút quá nhiều lần sẽ khiến rơ le bị nhờn, chóng hỏng. Điều này cũng tương tự với nút “Warm”.
Do đó, bạn không nên lạm dụng ấn các nút trên nồi cơm điện. Hãy chỉ nhấn nút khi bạn sử dụng một cách hợp lý.
Dùng cả 2 tay đặt lòng nồi vào nồi
Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên dùng cả hai tay khi đặt lòng nồi vào nồi nấu. Hơn nữa, bạn cũng nên xoay nhẹ đáy nồi khi đặt xuống nồi để đảm bảo đáy nồi có thể tiếp xúc hoàn toàn với rơ le. Điều này sẽ giúp bảo vệ rơ le nhiệt khỏi hư hỏng cũng như giúp cơm thơm ngon, chín đều.
Thường xuyên vệ sinh nồi cơm điện
Sau mỗi lần sử dụng hoặc mỗi ngày bạn hãy vệ sinh kĩ càng thiết bị, thay vì chờ vài ngày sử dụng mới rửa. Các bộ phận trên nồi cơm điện như van thoát hơi, lòng nồi, vỏ nồi,..cần được vệ sinh sạch sẽ cẩn thật.
Do nồi cơm điện sẽ tiếp xúc với thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, nếu bạn để nồi cơm điện lâu ngày không vệ sinh sẽ khiến vi khuẩn phát triển sinh sôi, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Sau cùng, bạn nên bảo quản nồi cơm điện ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi có nguồn nhiệt cao.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi vì sao không nên mở nắp nồi cơm điện khi nấu xong mà bạn cần nắm được. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.
Tham khảo các mẫu nồi cơm điện đang bán tại MediaMart